Gỡ bỏ rào cản trong lĩnh vực quảng cáo từ Luật Thủ đô
"Ông lớn" ngành sữa thử nghiệm cách thức quảng cáo mới Ẩn hoạ từ các biển quảng cáo sử dụng ánh sáng điện Phát động Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam 2024 |
Còn nhiều bất cập
Quảng cáo là một trong lĩnh vực, ngành nghề được TP Hà Nội ưu tiên phát triển theo Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045.
Ảnh minh họa |
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động quảng cáo. Các doanh nghiệp quảng cáo đã đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị - xã hội của thành phố như: Tuyên truyền thông tin liên quan đến chính sách hoạt động của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm; quảng bá truyền thông các hoạt động sự kiện lớn của thành phố (SEA Games 31, sự kiện nghệ thuật gắn liền dịp lễ...); tuyên truyền nét đẹp văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội...
Bên cạnh những đóng góp tích cực, thời gian qua tình trạng quảng cáo chưa đúng quy định còn khá phổ biển làm dư luận phải quan tâm. Theo các doanh nghiệp, mặc dù UBND thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo mạnh mẽ để chấn chỉnh các sai phạm, đưa hoạt động quảng cáo vào nền nếp nhưng doanh nghiệp quảng cáo thấy vẫn còn một số bất cập.
Cụ thể, doanh nghiệp quảng cáo chưa tiếp cận được với Quy hoạch quảng cáo do UBND TP ban hành theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND từ ngày 24/4/2018 “Về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050”.
Ông Nguyễn Đức Bình - đại diện Công ty CP Xây dựng và Quảng cáo Hà Việt chia sẻ, nhiều hoạt động quảng cáo ngoài trời thời gian qua phải tạm dừng sau khi có Quyết định số 1997/QĐ-UBND của TP Hà Nội. Do vậy, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội không thể cấp phép quảng cáo tạm thời.
Thông tin về vấn đề trên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, bên cạnh 12 lĩnh vực được ưu tiên trong phát triển công nghiệp văn hóa, trong Luật Thủ đô năm 2024 có thêm 1 lĩnh vực nữa là văn hóa ẩm thực được ưu đãi về quảng cáo. Tới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ báo cáo UBND, trình HĐND TP Hà Nội để áp dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Về việc quảng cáo ngoài trời phải tạm dừng, ông Đỗ Đình Hồng chia sẻ: “Chúng tôi cùng với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý đã báo cáo UBND TP Hà Nội sửa đổi Quyết định 1997/QĐ-UBND phù hợp với Luật Thủ đô năm 2024, 2 quy hoạch điều chỉnh cho phép tạm thời được tiếp tục quảng cáo với điều kiện các doanh nghiệp không vi phạm, đồng thời vị trí quảng cáo đúng quy hoạch được duyệt”.
Thúc đẩy sửa đổi Luật Quảng cáo
Cũng liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, một số doanh nghiệp băn khoăn, hiện nay các màn hình LED trong khu vực nội đô thành phố đã hết thời gian thực hiện thí điểm.
Doanh nghiệp mong muốn thành phố cho loại hình quảng cáo này được tiếp tục thực hiện lâu dài. Bởi qua thời gian triển khai, màn hình LED có hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và mỹ quan đô thị.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng |
Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, đơn vị này đang làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổ soạn thảo sửa đổi Luật Quảng cáo. Ở TP Hà Nội, Sở đã tham mưu cùng với các Sở, ngành có hướng dẫn tạm thời.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp có màn hình LED, ngoài việc tổ chức hoạt động kinh doanh, đã có đóng góp rất đáng kể, kịp thời đối với công tác tuyên truyền chính trị an sinh xã hội cho thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, trong thời gian hoạt động thí điểm cũng còn có một số vướng mắc phát sinh một số doanh nghiệp khi lắp đặt màn hình LED chưa đúng với hồ sơ thiết kế, chưa đảm bảo theo quy định gây nguy cơ và tiềm ẩn mất an toàn…
Chính vì vậy, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, thời gian thí điểm để chúng ta đánh giá ưu điểm, tồn tại hạn chế, đề ra biện pháp khắc phục. Doanh nghiệp cần phát huy điểm mạnh khắc phục hạn chế, tồn tại, để đảm bảo từ khi thiết kế hồ sơ, lắp đặt, vận hành đúng quy định và hiệu quả, báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết gia hạn hoạt động.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, các Sở liên quan tổ chức khảo sát đánh giá thực tế, đề xuất từng trường hợp được gia hạn đảm bảo đúng quy định. Những trường hợp vướng mắc khó khăn sẽ đề xuất xin chủ trương giải quyết đặc thù theo Luật Thủ đô năm 2024.