Gỡ khó cho kinh tế tư nhân phát triển
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng Kinh tế tư nhân - động lực cho Việt Nam phát triển thịnh vượng Tìm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển |
Chiều 21/3, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) đã phối hợp tổ chức hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam".
![]() |
Hội thảo thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia |
Hội thảo nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về vai trò, tiềm năng và thách thức của khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời làm rõ những bất cập về chính sách đang kìm hãm sự phát triển của khu vực này; đề xuất giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước, cũng như đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết sắp tới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân thông qua những Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết và định hướng của Đảng như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 hay Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị.
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhấn mạnh, quan điểm, chủ trương nhất quán, đúng đắn và xuyên suốt của Đảng về kinh tế tư nhân là nền tảng để kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước suốt chặng đường 40 năm đổi mới.
![]() |
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thế Dương) |
Theo ông Lê Quốc Minh, đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam gồm khoảng 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp khoảng hơn 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hơn 80% tổng số lao động trong cả nước.
Một số doanh nghiệp đã vươn ra biển lớn, khẳng định được thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.
"Tuy nhiên, kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại lớn từ những rào cản trong tiếp cận nguồn lực, nhất là đất đai, vốn tín dụng… là nguyên nhân khiến doanh nghiệp tư nhân không thể lớn hoặc không muốn lớn", ông Lê Quốc Minh nhận định.
Phát biểu tại hội thảo, ông Thái Thanh Quý, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, nhấn mạnh, sau 40 năm đổi mới, quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân đã được xác định rõ ràng, coi đây là một động lực quan trọng và khuyến khích phát triển trong mọi lĩnh vực không bị pháp luật cấm.
"Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Masan, Sun Group, Vietjet, Thaco, TH... đã vươn tầm khu vực và thế giới, trở thành những thương hiệu mang lại niềm tự hào cho người dân Việt Nam; cùng với đó là lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể trải rộng ở tất cả địa bàn trong cả nước", ông Thái Thanh Quý chia sẻ.
![]() |
Ông Thái Thanh Quý, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thế Dương) |
Tuy vậy, ông Quý chỉ ra rằng khu vực này vẫn đối mặt với nhiều trở ngại, từ thủ tục hành chính phức tạp đến chi phí tuân thủ cao, làm giảm năng lực cạnh tranh.
Tư duy kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, chưa chú trọng đến đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, thậm chí vẫn đang còn tình trạng doanh nghiệp “không muốn lớn, không chịu lớn”, đặc biệt là lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể bởi sự ràng buộc, lo ngại về quy định, thủ tục đặt ra...
Để có thể thực sự giải quyết, tháo gỡ được các điểm nghẽn và phát huy được tiềm năng, sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân thời gian tới, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh: Thứ nhất, cần tạo tinh thần đổi mới, khí thế mới và sự hứng khởi trong toàn xã hội về việc vươn lên của nền kinh tế, coi đây là cơ hội lịch sử không thể chậm trễ hơn để thực hiện điều này.
Thứ hai, cần xác định đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò dẫn dắt, xuyên suốt để tạo nên đột phá trong phát triển của vực kinh tế tư nhân thời gian tới. Trong đó cần thực hiện cuộc cách mạng về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng nhất cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân phát triển, xóa bỏ các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường; tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi và bình đẳng của kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác về các nguồn lực, đặc biệt là vốn, tài nguyên và nguồn lực dữ liệu…
Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng cho các nhóm chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân, từ doanh nghiệp lớn đến vừa và nhỏ, cũng như các hộ kinh doanh cá thể.
Thứ tư, sớm ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện.
Cuối cùng, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phải phát huy hơn nữa sự năng động, sức sáng tạo và chủ động tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cùng với Đảng, Nhà nước xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh hiện đại, lành mạnh, giúp cho cả nước và cộng đồng doanh nghiệp vươn lên phát triển.
![]() |
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp quốc gia - VNSIF |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch, Trưởng cơ quan đại diện Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp Quốc gia (VNSIF), nhấn mạnh: "Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là nền tảng cốt lõi, là bệ phóng để kinh tế tư nhân bứt phá phát triển, đưa Việt Nam vươn tầm mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Để làm được điều này, chúng ta cần tư duy đột phá, tinh thần quyết liệt của Nhà nước phụng sự: phải xóa bỏ những chính sách chồng chéo, những quy định lỗi thời, và dừng ngay những quyết định tùy tiện ở các địa phương hay cơ quan chuyên môn đang trói buộc làm doanh nghiệp chậm lớn.
Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng, với đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, cùng khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Fintech và các nền tảng số hóa, Chính phủ chuyển đổi số, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tạo ra những doanh nghiệp “kỳ lân”, các công ty khởi nghiệp đạt giá trị hàng tỷ đô la nếu được hỗ trợ đúng cách.
Cần nhanh chóng đồng bộ hệ thống pháp luật; ban hành ngay các chính sách ưu đãi rõ ràng, minh bạch, công bằng; cho phép thử nghiệm sandbox, ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn vay, và mở rộng tối đa để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn lực, tư liệu sản xuất mà nhà nước đang đại diện quản lý, nắm giữ.
Cho phép thử nghiệm cơ chế mới, lập quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với cơ cấu đóng góp đề xuất: nguồn lực tư nhân (doanh nghiệp, cá nhân) trong nước góp 40-50%, khu vực FDI và kiều bào góp 20-30% và Nhà nước tham gia 20 - 30%. Nếu mô hình này được triển khai, chúng ta sẽ khơi dậy được sức mạnh niềm tin và hy vọng của toàn dân, có thể huy động được hàng chục tỷ USD từ nguồn lực xã hội đầu tư cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ mới với những doanh nghiệp kỳ lân, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng và vươn tầm thế giới.
Nếu tháo gỡ được các rào cản, kinh tế tư nhân có thể trở thành “đầu tàu”, kinh tế xã hội tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2025 - 2030, đóng góp 55% GDP vào năm 2025 và đạt 5 triệu doanh nghiệp vào năm 2045 là khả thi.
Đây là thời điểm dân tộc cần sự chúng ta đồng hành, hành động của lãnh đạo nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ vì tương lai rực rỡ của dân tộc và Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc".
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kiến nghị cấp thiết phải cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa, xây dựng, hoàn thiện nền hành chính hiện đại, chuyển sang vai trò phục vụ. Đồng thời, chuẩn hóa các thông tin, số liệu để nền kinh tế vận hành minh bạch hơn.
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ, chia cổ tức 25%

Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Đồng hành cùng VICEM Hoàng Mai, MobiFone thúc đẩy chuyển đổi số ngành xi măng

Co-opBank đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ QTDND và thành viên

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Công ty Tân Đệ cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Skoda xây dựng hệ sinh thái công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần người dân, doanh nghiệp

Triển khai thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore
