Tag

Tìm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển

Nhịp sống phương Nam 20/03/2025 14:40
aa
TTTĐ - Kinh tế tư nhân đã và đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 40% GDP và hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước (số liệu năm 2023). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh Kinh tế TP Hồ Chí Minh những tháng đầu năm có nhiều khởi sắc

Ngày 20/3, Báo Người Lao động tổ chức Toạ đàm “Giải pháp thức đẩy phát triển kinh tế tư nhân” hướng đến tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Tọa đàm tập trung vào góp ý, giải quyết vấn đề trọng tâm như: Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam; đánh giá các chính sách hiện tại và những hạn chế trong việc phát triển khu vực này; những điểm cần cải cách trong hệ thống pháp lý và thủ tục hành chính hiện nay; chính sách thuế, tín dụng và các ưu đãi tài chính có thực sự hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp tư nhân?...

Các chuyên gia góp mặt tại buổi toạ đàm (Ảnh: Hoàng Triều
Các chuyên gia góp mặt tại buổi toạ đàm (Ảnh: Hoàng Triều)

Xây dựng thể chế mới, học tập nước ngoài để thức đẩy doanh nghiệp tư nhân

GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore nhìn nhận, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung đang gặp phải nhiều hạn chế về thể chế, gây ra những điểm nghẽn nghiêm trọng. Nhiều quy định hiện hành có vẻ như cho phép doanh nghiệp tư nhân tồn tại nhưng lại không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế khó có bước đột phá.

GS.TS Vũ Minh Khương kiến nghị TP Hồ Chí Minh cần rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành, từ đó tạo đột phá tương tự như khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp trước đây.

Ví như, thành phố nên lập bản đồ cải biến các ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng đột phá, nâng cao năng suất, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, sáng tạo và hội nhập quốc tế…

"Để khai phá tiềm năng kinh tế to lớn, TP Hồ Chí Minh nên cử một nhóm chuyên gia, phối hợp cùng các cơ quan trung ương, sang Singapore học hỏi kinh nghiệm quản lý. Nếu học theo Singapore, đầu tư những khoản hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, có thể mở ra cánh cửa cho hàng tỷ USD lợi nhuận”, giảng viên Đại học Quốc gia Singapore đề xuất.

(GS. TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore đóng góp ý kiến theo hình thức trực tuyến, 2)
GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore đóng góp ý kiến theo hình thức trực tuyến (Ảnh: Hoàng Triều)

Nhấn mạnh thêm, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, quan trọng nhất là TP Hồ Chí Minh cần xây dựng một hệ thống thể chế mới, cần có bổ sung, điều chỉnh thêm để phù hợp với bối cảnh mới. Các luật như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ… cũng cần được sửa đổi để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Ngoài ra, theo vị này, để thúc đẩy kinh tế tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp vào nghị quyết phát triển doanh nghiệp dân tộc.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công cho rằng, trọng tâm của chính sách phát triển kinh tế tư nhân là Nhà nước cần chọn lọc các lĩnh vực và công trình ưu tiên phát triển theo từng giai đoạn, phù hợp với khả năng huy động và phân bổ nguồn lực. Việc đặt hàng cho doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm phải được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn rõ ràng, công khai và có giới hạn phạm vi cụ thể.

Đồng thời, Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh và đồng bộ hóa các luật liên quan, đặc biệt là Luật Đầu tư công, Luật Hợp tác công - tư và Luật Đấu thầu… nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và nhất quán cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

“Bên cạnh đó, cần ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp được đặt hàng như ưu đãi về tiếp cận nguồn lực, bao gồm vốn, đất đai, lao động; chính sách ưu đãi về thuế; đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án…”, ông Việt nói.

(TS Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công đề xuất ban hành các chính sách để doanh nghiệp đặt hàng, 3)
TS. Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công đề xuất ban hành các chính sách để doanh nghiệp đặt hàng (Ảnh: Hoàng Triều)

Doanh nghiệp cần chính sách mới để phát triển

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách cho các doanh nghiệp đầu ngành. Vừa qua, các tổng công ty nhà nước dù mạnh nhưng rất khó khi chuyển sang cơ chế thị trường, không giữ được cán bộ giỏi do chính sách tiền lương hạn chế, dẫn đến khó phát triển.

"Công ty chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhà khoa học vì khó chứng minh hiệu quả công việc so với các nhóm lao động khác. Chúng tôi cũng phải "lách" để có thể thực hiện được việc này", ông Nam nói.

Ông Nam nhìn nhận, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp đầu ngành sẽ hỗ trợ lớn cho số đông người lao động và hàng triệu nông dân. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy cơ phá sản, tương tự như ở Singapore.

Tìm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex (Ảnh: Hoàng Triều)

Còn theo ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Nhà nước cần mở rộng con đường thể chế cho doanh nghiệp, tăng cường các nguồn đầu tư, thúc đẩy dòng vốn, đồng thời nâng cao trình độ của các "tay lái" (tức là các doanh nghiệp tư nhân). Đồng thời, cũng cần chuyển từ "đường quốc lộ" thành "cao tốc" để doanh nghiệp tư nhân có thể bứt phá, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.

"Muốn khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, cần có các chương trình đào tạo nâng cao để giúp doanh nghiệp tư nhân vươn tầm. Bởi ngay cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện tại cũng chỉ đang ở mức trung bình của thế giới, cần vượt qua bẫy trung bình, để trong kỷ nguyên vươn mình, hệ điều hành của nền kinh tế phải khác với kỷ nguyên đổi mới và khai phóng trước đây", ông Thông nhận định.

Tìm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển
Ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) (Ảnh: Hoàng Triều)

PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing mong muốn được tham gia vào quá trình đào tạo lao động theo yêu cầu mới, bao gồm cả lao động cho khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân.

“Các doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ nhân sự tri thức phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới. Nếu các trường đào tạo tốt, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đào tạo sau này”, ông Đạt nói.

Phát biểu tổng kết, Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân tóm lược, đề xuất 10 nhóm giải pháp quan trọng và khả thi nhất nhằm phát triển kinh tế tư nhân một cách mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới.

Trong đó, chúng ta tập trung cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh số hóa; đơn giản hóa thủ tục cấp phép kinh doanh, đất đai, thuế, hải quan; đẩy mạnh số hóa và cắt giảm các quy định chồng chéo không cần thiết, nâng cao trách nhiệm của cán bộ thực thi, tránh nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cải thiện khả năng tiếp cận vốn và tài chính; mở rộng các kênh huy động vốn như thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm gánh nặng thuế và chi phí doanh, rà soát giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối doanh nghiệp với các trường đại học, cơ sở đào tạo để cung ứng lao động phù hợp, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, hỗ trợ đào tạo lại lao động và thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân phát biểu tổng kết (Ảnh: Hoàng Triều)
Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân phát biểu tổng kết (Ảnh: Hoàng Triều)

Đồng thời, Nhà nước cần mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu, hình thành các trung tâm xúc tiến thương mại kết nối cung cầu trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; cải thiện môi trường pháp lý, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp tư nhân; phát triển hạ tầng kinh tế, đặc biệt là hạ tầng số như đầu tư mạnh vào giao thông, logistics, viễn thông, hạ tầng số, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng công nghệ dữ liệu lớn, khuyến khích hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng.

"Xây dựng hệ sinh thái, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tạo ra mạng lưới kết nối giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và cả doanh nghiệp FDI; xây dựng các hiệp hội ngành nghề mạnh, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp tư nhân", Tổng Biên tập Tô Đình Tuân phát biểu.

Đọc thêm

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Sức trẻ thành phố mang tên Bác hòa cùng hào khí tháng Tư Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ thành phố mang tên Bác hòa cùng hào khí tháng Tư

TTTĐ - Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, TP Hồ Chí Minh hôm nay rực rỡ cờ hoa, hân hoan đón chào dấu mốc vàng son - 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong không khí hào hùng ấy, tuổi trẻ thành phố mang tên Bác đang viết nên những chương mới đầy nhiệt huyết, bằng những hoạt động sôi nổi, thiết thực, khẳng định vai trò là lực lượng xung kích, tình nguyện, tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nửa thế kỷ tri ân, mạch nguồn tự hào chảy mãi Muôn mặt cuộc sống

Nửa thế kỷ tri ân, mạch nguồn tự hào chảy mãi

TTTĐ - 50 năm đã trôi qua, từ tro tàn của chiến tranh, TP Hồ Chí Minh nay đã vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa sôi động bậc nhất cả nước. Trong dòng chảy thời gian của biết bao thay đổi ấy, có một giá trị không bao giờ phai nhạt là lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ người dân thành phố đối với công lao to lớn của cha ông - những người đã hy sinh tất cả để đổi lấy sự thống nhất trọn vẹn cho đất nước, dân tộc.
Sắc đỏ yêu nước và hòa bình nơi thành phố mang tên Bác Muôn mặt cuộc sống

Sắc đỏ yêu nước và hòa bình nơi thành phố mang tên Bác

TTTĐ - Những ngày tháng Tư lịch sử, nhiều tuyến đường, góc phố TP Hồ Chí Minh rợp sắc đỏ của cờ Tổ quốc, thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào của người dân thành phố với ngày hội lớn của dân tộc.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ Dầu Một - Vang mãi bản hùng ca thống nhất Nhịp sống phương Nam

Thủ Dầu Một - Vang mãi bản hùng ca thống nhất

TTTĐ - ​Tối 27/4, tại Phố đi bộ Bạch Đằng đã diễn ra Chương trình diễu hành, bắn pháo hoa và biểu diễn sân khấu hóa nghệ thuật do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Dầu Một tổ chức, nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2025) và k​ỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).​
Bình Dương hồi sinh từ những trang sử oai hùng Nhịp sống phương Nam

Bình Dương hồi sinh từ những trang sử oai hùng

TTTĐ - Nằm ở vị trí huyết mạch của miền Đông Nam Bộ, Bình Dương không chỉ là vùng đất trù phú mà còn là nơi khắc ghi những trang sử vàng, minh chứng cho khí phách quật cường của dân tộc. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm, mảnh đất này đã oằn mình chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng chính trong lửa đỏ ấy, tinh thần bất khuất và những chiến công lẫy lừng đã được hun đúc, góp phần vào khúc khải hoàn chung của Tổ quốc.
Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử... Muôn mặt cuộc sống

Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử...

TTTĐ - Sáng 28/4, tại Dinh Độc Lập (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 66 tổ chức buổi họp mặt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 78 năm Ngày Thành lập đơn vị (20/3/1947 - 20/3/2025). Trong số đó, nhiều cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống Dương Văn Minh.
Sôi động giải đua thuyền truyền thống Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Sôi động giải đua thuyền truyền thống Bình Dương

TTTĐ - Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2025 quy tụ 11 đội thuyền đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh Đồng Nai. Giải thu hút hàng ngàn khán giả, nhân dân trong khu vực đến xem và cổ vũ cho các đội thi đấu.
Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng Nhịp sống phương Nam

Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng

TTTĐ - Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có những gia đình đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9, nguyên Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hiện là cố vấn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh - là một điển hình tiêu biểu của truyền thống cha truyền con nối, kiên trung tận tụy vì Tổ quốc.
Xem thêm