Tag

Góc khuất trong thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia

Kinh tế 26/05/2020 15:33
aa
TTTĐ - Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người nghĩ ngay đến vựa lúa lớn nhất cả nước cung cấp chủ yếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu và dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, phía sau vẻ ngoài “hào nhoáng” ấy là sự thực rất đáng lo ngại. Thực tế là, loại gạo phục vụ cho dự trữ quốc gia và một phần cho xuất khẩu đang rơi vào tình trạng “ăn đong”, phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung ở nước ngoài...

Góc khuất trong thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia

Bài liên quan

Thị trường lúa gạo hết “đóng băng”: Vẫn còn đó những nghi ngại...

Thu hẹp diện tích sản xuất?

Qua tìm hiểu của phóng viên, diện tích đất trồng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 3,2 triệu héc-ta. Tùy theo từng tiểu vùng sinh thái, các địa phương nơi đây sẽ chọn lựa cơ cấu giống phù hợp.

Theo thông tin chúng tôi có được, loại gạo lâu nay phục vụ cho dự trữ quốc gia và một phần cho xuất khẩu là gạo IR50404. Sở dĩ, loại gạo IR50404 được lựa chọn cho dự trữ quốc gia và một phần xuất khẩu do đây là giống dễ trồng, khả năng chống chịu hạn và chịu phèn, chịu mặn tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao…

Nhiều năm trước, giống lúa IR50404 được cơ cấu với diện tích đáng kể tại nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Long An… Tuy nhiên, có một thực tế rất đáng lo là diện tích sản xuất giống lúa này đang ngày càng giảm qua từng năm.

Một nông dân ở Lấp Vò, Đồng Tháp chia sẻ: "Gạo IR50404 phẩm chất thấp, giá thành thấp nên người dân ít dùng để nấu ăn hằng ngày mà chủ yếu làm bánh, bún, bia… Vì những lí do này nên chúng tôi đã bỏ sản xuất giống lúa IR50404. Nhiều người dân ở ấp nơi tôi sinh sống cũng đã bỏ và chuyển sang sản xuất giống lúa khác có chất lượng, giá thành cao hơn như: Đài thơm, OM các loại…".

Qua khảo sát của chúng tôi tại nhiều địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích cơ cấu giống lúa IR50404 đang giảm rõ rệt.

Ngay như tỉnh An Giang - một tỉnh có diện tích lúa vào loại lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng cơ cấu diện tích giống lúa IR50404 giảm. Trong kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững đến năm 2020, An Giang đặt ra mục tiêu giảm diện tích sản xuất lúa phẩm chất thấp IR50404 tối thiểu 41.000ha (khoảng 5%) so với năm 2016.

Vụ Đông - Xuân 2019 - 2020, Long An phấn đấu đạt sản lượng trên 2,7 triệu tấn từ các giống lúa chủ lực như: OM4900, OM5451, OM6976, nếp, Đài thơm 8, RVT, Nàng hoa 9, ST… Điều này đồng nghĩa với việc giống lúa IR50404 không phải là giống lúa chủ lực, nếu cơ cấu cũng có diện tích không đáng kể.

Tỉnh Tiền Giang cũng có kế hoạch sản xuất lúa Đông - Xuân 2019 - 2020 với cơ cấu giống gồm: VD20, Đài thơm 8, OM4900, OM5451, OM6967, Nàng hoa 9… Cũng trong vụ mùa này, Tiền Giang tiếp tục trồng mới cây lâu năm trên đất lúa kém hiệu quả với diện tích dự kiến khoảng 24.955ha. Như vậy, cũng như Long An, tỉnh Tiền Giang cơ cấu giống lúa chủ lực không hề có bóng dáng IR50404.

Với đà này, nếu diện tích sản xuất lúa IR50404 giảm đồng nghĩa với việc sản lượng sẽ giảm. Do đó, nguồn nguyên liệu phục vụ cho dự trữ và một phần xuất khẩu sẽ không thể đáp ứng đủ theo kế hoạch.

Ông Cao Văn Phúc (quê An Giang) - thương lái chuyên thu mua lúa gạo cho biết: Gạo IR50404 dễ bảo quản, chi phí thấp, thời gian lâu hơn so với các loại gạo khác. Đó là lý do chính khiến cho loại gạo này được lựa chọn phục vụ dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, với đà thu hẹp diện tích sản xuất lúa IR50404 tại các địa phương như hiện nay dẫn tới sản lượng giảm, thương lái rất khó mua đủ số lượng nếu ký hợp đồng xuất khẩu hoặc dự trữ.

Bài toán “ăn đong” đến bao giờ...

Suốt những ngày lăn lộn tại các tỉnh thuộc Đồng bằng song Cửu Long đã cho chúng tôi cái nhìn rõ nét, chân thực về bức tranh sản xuất cũng như thu mua lúa gạo nơi đây.

Theo các doanh nghiệp thu mua lúa gạo tại Đồng Tháp, một lượng lớn lúa gạo IR50404 phục vụ cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu được mua từ thị trường Campuchia. Ông Nguyễn Minh Phương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phát Tài đóng tại ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch: Dịch bệnh Covid-19 khiến biên giới Campuchia đóng cửa nên doanh nghiệp rất khó thu mua gạo, nhất là gạo IR50404. Thực tế thì lâu nay doanh nghiệp thu mua lúa gạo IR50404 phục vụ đơn hàng dự trữ đều được lấy từ bên Campuchia chuyển về.

Đó cũng là ý kiến chia sẻ của rất nhiều đại diện các doanh nghiệp thu mua lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi đề cập đến vấn đề thu mua lúa gạo, nhất là giống lúa gạo IR50404.

Góc khuất trong thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia

Trò chuyện với chúng tôi, ông Cao Văn Phúc không ngần ngại tiết lộ: "Lâu nay, thị trường Campuchia cung ứng một số lượng đáng kể lúa gạo giống IR50404. Theo tôi được biết, giống lúa này được các thương lái mua từ Campuchia về với lượng rất lớn. Trong tổng số lượng gạo phục vụ xuất khẩu và dự trữ quốc gia, lúa gạo IR50404 được mua từ Campuchia chiếm khoảng trên dưới 40%; Do mua bán theo đường tiểu ngạch nên thuế suất là 0%".

Nhìn từ thực tế diện tích sản xuất giống lúa IR50404 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm qua từng năm, trong khi thương lái thu mua lúa gạo với khoảng 40% giống IR50404 phục vụ dự trữ và xuất khẩu từ thị trường Campuchia đủ để thấy bài toán an ninh lương thực đang đặt ra những nghi ngại.

Gạo dự trữ quốc gia và xuất khẩu có một lượng đáng kể mua từ thị trường nước ngoài đầy bất trắc, bị động… thì an ninh lương thực liệu có đảm bảo an toàn. Chỉ nhìn qua đợt ảnh hưởng ngắn do dịch Covid-19 khiến thị trường Campuchia đóng cửa tạm thời đã làm cho nhiều doanh nghiệp “ăn đong” lúa gạo từ Campuchia lâm cảnh lao đao.

Như vậy, nếu đưa ra một một phép tính thực tế là phía Campuchia đóng cửa lâu hơn vì dịch hoặc thu hẹp diện tích sản xuất giống lúa IR50404 thì bài toán an ninh lương thực của Việt Nam sẽ "bấu víu" vào đâu để tìm lời giải?

Cách đây chừng gần 10 năm, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã có kế hoạch nghiên cứu các giống lúa mới thay thế IR50404 bởi giống lúa này đang dần “mất giá” trên thị trường.

Tất cả những điều trên đủ để thấy rằng, nếu cứ trông chờ vào IR50404 để xuất khẩu và dự trữ quốc gia thì quá bấp bênh và tiềm ẩn nhiều bất trắc.

Doanh nghiệp lắc đầu “ngán ngẩm”

Trong quá trình thâm nhập thực tế để thực hiện loạt bài này, phóng viên đã có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với một số doanh nghiệp chuyên thu mua lúa gạo phục vụ cho dự trữ và xuất khẩu. Từ đó, có một thực tế mà chúng tôi và rất nhiều người sẽ không thể ngờ rằng: Các doanh nghiệp đang rất… “ngán ngẩm” trong việc thực hiện hợp đồng mua gạo dự trữ quốc gia.

Đại diện một doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói: Ký kết hợp đồng mua gạo dự trữ, không cung ứng đủ số lượng gạo, doanh nghiệp cũng bị phạt và thiệt hại là rất đáng kể.

Một doanh nghiệp khác lại chia sẻ: Ký được hợp đồng, nhiều người tưởng là "béo bở" nhưng quá trình thực hiện khiến doanh nghiệp rất khó khăn. Nếu như doanh nghiệp xây dựng được quyết toán theo thực tế khối lượng thi công thì với doanh nghiệp thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia, dù đã thực hiện mua đủ số lượng gạo theo hợp đồng nhưng có khi mãi đến cuối năm mới được quyết toán. Đây là thực tế đã xảy ra từ nhiều năm.

Khi phá vỡ hợp đồng thì bị phạt, xử lý theo quy định của pháp luật nhưng khi doanh nghiệp chậm được quyết toán thì xử lý ai, ai chịu trách nhiệm? Đó là chưa kể, không hiếm lúc, doanh nghiệp còn cảm thấy rất nhiêu khê vì bị làm khó, gây khó dễ trong thực hiện thanh toán hợp đồng.

Theo đại diện các doanh nghiệp, vì lý do chậm được quyết toán nên phải tiêu tốn một khoản lớn để trả tiền lãi ngân hàng. Điều này không ai hay biết mà tất cả các doanh nghiệp đang âm thầm chịu đựng.

Chưa kể, khi doanh nghiệp chốt số lượng và giá gạo thu mua theo hợp đồng nhưng trong quá trình thu mua sau đó, giá gạo nhảy vọt khiến nhiều doanh nghiệp lỗ nặng.

Rõ ràng, với những vấn đề đã nêu ở trên, việc đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia và xuất khẩu đang đặt ra nhiều băn khoăn cần sớm được làm rõ.

Nên chăng Chính phủ và các ngành chức năng cân đối lại thị trường lúa gạo, cần phải tính đến việc ký kết hợp đồng rõ ràng, chắc chắn trong việc quy hoạch bao nhiêu diện tích trồng lúa, ký kết với ai, giá cả thu mua như thế nào; Mặt khác, cần sớm thúc đẩy việc nghiên cứu để lai tạo ra nhiều loại giống lúa phù hợp, giá trị và phẩm chất cao hơn để phục vụ dự trữ quốc gia.

Có như thế, hoạt động xuất khẩu và dự trữ gạo quốc gia mới đảm bảo sự bền vững, lâu dài và "mở lối" cho doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Đọc thêm

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành Doanh nghiệp

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

TTTĐ - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.
Xem thêm