Tag

Hà Nội chăm lo chu đáo cho người có công

Muôn mặt cuộc sống 15/07/2023 10:00
aa
TTTĐ - Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, dự kiến trong tháng 7/2023, thành phố sẽ dành tặng 121.215 suất quà tới đối tượng người có công và thân nhân, các tập thể và cá nhân tiêu biểu với số tiền khoảng 193 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố).
Đề xuất dành hơn 427 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng Góp sức trẻ “bù đắp” cho những người có công Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có công Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo giải quyết 2 vụ việc liên quan đến người có công
Tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội trao quà tri ân đến các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách
Tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội trao quà tri ân đến các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn

Theo Sở Lao đông, Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện nay các địa phương đang khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh sách các trường hợp thụ hưởng theo quy định để thực hiện chi trả, đảm bảo kịp thời, chu đáo trong dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ,

6 tháng đầu năm nay, Sở và các Phòng Lao đông, Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận và giải quyết 11.205 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí khoảng 42 tỷ đồng. Tổng kinh phí 6 tháng đầu năm chi cho công tác ưu đãi người có công của thành phố là 1.061 tỷ đồng; Trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 81.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 887,5 tỷ đồng; Chi trả trợ cấp một lần 87 tỷ đồng; Chi điều dưỡng người có công 45 tỷ đồng; Điều chỉnh mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với 29.870 trường hợp với kinh phí 41,8 tỷ đồng.

Từ đầu năm tới nay, Sở Lao đông, Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp tra cứu, cung cấp thông tin đối với 41 trường hợp liệt sĩ cho các các đơn vị quân đội để phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin. Sở tham mưu UBND thành phố ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ; Thư kêu gọi xây dựng, ủng hộ Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa; Kế hoạch thực hiện chính sách người có công, điều dưỡng người có công; Tổ chức đoàn đại biểu dự lễ Kỷ niệm 50 năm "Chiến thắng trở về" tại Phú Quốc.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Sở đã tham mưu tổ chức Đoàn đại biểu Thành phố đi dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố, một số địa danh di tích lịch sử cách mạng và nghĩa trang liệt sĩ quốc gia có nhiều phần mộ liệt sĩ Hà Nội, tại: Hà Giang, Điện Biên, Côn Đảo, Phú Quốc, Tây Ninh, Kon Tum đảm bảo chu đáo, trang trọng và an toàn. (Trong tháng 5 và 6 các quận, huyện thị xã cũng đã tổ chức 5 đoàn đại biểu gồm 230 cán bộ và người có công tiêu biểu đi viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Trị,…thăm viếng các Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố và địa phương.

Trong tháng 7, Sở tiếp tục tham mưu tổ chức đoàn Đại biểu thành phố viếng các nghĩa trang tại tỉnh Quảng Trị, Nghệ An. Từ nhiều năm nay, đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa của Thành phố nhằm tri ân và tưởng nhớ đến công lao của các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nhiều quận, huyện đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu

Được biết, hiện các quận huyện, thị xã cũng đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ trên địa bàn. Tích cực kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động xây dựng, ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của UBND thành phố năm 2023. Dù chưa hết đợt phát động nhưng nhiều quận, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu, đặc biệt một số quận đã vận động được số tiền vượt xa mức thành phố đề ra, như: Thanh Trì Thường Tín, Ba Đình, Thanh Xuân, Hà Đông.

Tính đến hết tháng 6/2022, thực hiện các chỉ tiêu phong trào Đền ơn đáp nghĩa: Toàn Thành phố đã vận động Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa được 21,4/22,9 tỷ đồng đạt 93,5% kế hoạch chung. Dự kiến đến hết tháng 7/2022, các quận huyện, thị xã sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thành phố giao.

Quận Hà Đông tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công
Quận Hà Đông tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Toàn thành phố vận động xã hội hóa cho việc tu sửa, nâng cấp 126/143 nhà ở cho người có công, đạt 88,1% kế hoạch năm với kinh phí 5,88 tỷ đồng (gồm 54 nhà xây mới, 72 nhà sửa chữa); Tặng 735/1.254 sổ tiết kiệm tình nghĩa, đạt 58,6% kế hoạch năm với kinh phí 2,36 tỷ đồng, trung bình 3,2 triệu đồng/sổ (giá trị sổ tiết kiệm đã tăng 1,1 triệu đồng/sổ so với năm 2022).

Các đơn vị tu sửa, nâng cấp 43/53 công trình ghi công liệt sĩ, đạt 81,1% kế hoạch năm với kinh phí 81,1 tỷ đồng; Lập danh sách và đưa 10.673/17.155 người có công điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công Thành phố, đạt 62,2% kế hoạch năm. 70/70 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng.

Trong tháng 6 và tháng 7, các quận, huyện thị xã cũng đã và đang phối hợp với các bệnh viện, BCH quân sự cấp huyện, các bệnh viện, trung tâm y tế cấp thuốc và tặng quà cho gần 30.000 đối tượng chính sách người có công với kinh phí dự kiến gần 6 tỉ đồng; Tiêu biểu như các quận, huyện: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thanh Trì.

Theo đánh giá chung, các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng luôn được thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Đời sống của người có công không ngừng được nâng lên. Qua đó, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân Thủ đô đối với người có công và thân nhân.

Trong kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, từ đầu năm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thăm hỏi, tặng quà bảo đảm đúng chính sách, đúng đối tượng, công khai, dân chủ; Huy động nguồn xã hội hóa để hỗ trợ người có công và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...

Hà Nội dự kiến trao 121.215 suất quà tới các đối tượng với tổng kinh phí là 192,888 tỷ đồng. Trong đó, mức quà cá nhân (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Thương binh, bệnh binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên; Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi) và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp được tặng quà mức 2.000.000 đồng tiền mặt. Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người tặng đại diện thờ cúng liệt sĩ (1 liệt sĩ/1 suất quà). Ngoài ra, TP Hà Nội cũng tặng quà các đơn vị, trung tâm nuôi dưỡng người có công, ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà một số đơn vị, cá nhân tiêu biểu...

Đáng chú ý, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường rà soát, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, trục lợi chính sách, chi trả tặng quà không đầy đủ theo quy định.

Về công tác tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành kế hoạch và có những chỉ đạo kịp thời, yêu cầu các đơn vị nhấn mạnh mục đích, thông qua hoạt động tuyên truyền nhằm giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sĩ và tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng; Từ đó xác định trách nhiệm và có hành động thiết thực trong thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đồng thời, thành phố yêu cầu đẩy mạnh giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhất là với thế hệ trẻ; Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng”; DĐộng viên, hỗ trợ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho xã hội; Phát huy tiềm năng to lớn trong xã hội để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách; Biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ rõ, các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần được tổ chức thiết thực, hiệu quả, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phù hợp với điều kiện thực tiễn; gắn với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Cùng với việc tuyên truyền những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội, cần chú trọng biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng vượt khó vươn lên, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống...; Tuyên truyền các hoạt động thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và công tác quản lý, cải tạo, nâng cấp, trùng tu các khu di tích, các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn thành phố.

Đọc thêm

Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và một số chính sách mới Muôn mặt cuộc sống

Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và một số chính sách mới

TTTĐ -Sáng 30/10, tại Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
Tập trung cải tạo, xây mới hệ thống chợ truyền thống Muôn mặt cuộc sống

Tập trung cải tạo, xây mới hệ thống chợ truyền thống

TTTĐ - Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến 3. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, văn minh đô thị... Do đó, cải tạo mạng lưới chợ là yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với lợi ích đời sống dân sinh.
Tỉnh Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay trong tuần lễ hoa dã quỳ Muôn mặt cuộc sống

Tỉnh Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay trong tuần lễ hoa dã quỳ

TTTĐ - UBND tỉnh Gia Lai đã đề nghị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến địa phương trong thời gian tổ lúc lễ hội Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya 2024.
Người cao tuổi, người nghèo được dùng thẻ xe buýt không thời hạn Muôn mặt cuộc sống

Người cao tuổi, người nghèo được dùng thẻ xe buýt không thời hạn

TTTĐ - Liên Sở Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã ban hành hướng dẫn, trong đó điều chỉnh thời hạn của thẻ miễn phí dành cho các đối tượng đi xe buýt miễn phí.
Quỹ MetLife công bố 4 tổ chức nhận tài trợ từ Chương trình Tài trợ tác động cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

Quỹ MetLife công bố 4 tổ chức nhận tài trợ từ Chương trình Tài trợ tác động cộng đồng

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife, đại diện cho Quỹ MetLife Foundation, vừa công bố danh sách bổ sung 4 tổ chức nhận tài trợ từ Chương trình Tài trợ tác động cộng đồng (CIGP) tại Việt Nam.
Quảng Nam vươn lên vị trí 13/63 tỉnh thành về cải cách hành chính Xã hội

Quảng Nam vươn lên vị trí 13/63 tỉnh thành về cải cách hành chính

TTTĐ - Tính đến ngày 28/10, tỉnh Quảng Nam đạt 82.8 điểm, tăng 1.9 điểm, đạt loại tốt (bình quân cả nước 77.3), tăng 10 bậc và giữ vị trí 13/63 tỉnh, thành trên cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đồng bào dân tộc thiểu số học xóa mù chữ được hỗ trợ tiền Muôn mặt cuộc sống

Đồng bào dân tộc thiểu số học xóa mù chữ được hỗ trợ tiền

TTTĐ - Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên – Huế học xóa mù chữ sẽ được hỗ trợ từ 1,5 - 9 triệu đồng/người.
Phát động thi đua hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Nhịp sống phương Nam

Phát động thi đua hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phát động Đợt thi đua cao điểm hoàn thành Dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2025, hưởng ứng Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Giải thưởng VinFuture là tấm gương phản chiếu đổi mới toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

Giải thưởng VinFuture là tấm gương phản chiếu đổi mới toàn cầu

TTTĐ - VinFuture bước vào mùa giải thứ 4 với gần 1.500 đề cử đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 9.000 nhà khoa học trở thành đối tác đề cử. GS. Sir. Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới. Ông cũng chia sẻ rằng công tác chấm giải của Hội đồng đã hoàn thành từ tháng 9 và những Chủ nhân Giải thưởng VinFuture sắp tới sẽ mang đến sự bất ngờ thú vị!
Chấn chỉnh công tác kiểm định xe cơ giới, phòng chống tiêu cực Muôn mặt cuộc sống

Chấn chỉnh công tác kiểm định xe cơ giới, phòng chống tiêu cực

TTTĐ - Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh công tác kiểm định xe cơ giới, phòng, chống tiêu cực.
Xem thêm