Hà Nội chủ động, sẵn sàng ứng phó khi có lũ lớn xảy ra
Đảm bảo sẵn sàng nhân lực đáp ứng các tình huống của dịch bệnh Covid-19 Hà Nội dẫn đầu cả nước về tăng số người cài đặt ứng dụng Bluezone |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra công trình Đập Đáy, Hà Nội (Ảnh: VGP) |
Trong đó, về công tác phòng, chống thiên tai và vận hành xả lũ tại thủy điện Hòa Bình, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo vận hành tuyệt đối an toàn cho công trình, cho hạ du, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân; Đồng thời, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cho phát điện, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Do đó, đòi hỏi sự phối hợp chủ động, chặt chẽ, khoa học của các Bộ, ngành, các đơn vị quản lý và địa phương trong vận hành hồ, đập; Luôn chủ động ứng phó với mọi tình huống, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, UBND tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Thủy điện Hòa Bình tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn hồ đập; Theo dõi chặt chẽ, dự báo chính xác, cảnh báo sớm, kịp thời tình hình mưa, lũ và rủi ro thiên tai để tổ chức vận hành an toàn tuyệt đối và hiệu quả các hồ thủy điện, thủy lợi, trong đó có thủy điện Hòa Bình.
Các đơn vị thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống, bảo dưỡng các thiết bị công trình liên quan đến vận hành để chủ động vận hành khi có mưa lũ xảy ra; Rà soát, hoàn thiện, diễn tập thường xuyên các kịch bản vận hành hồ chứa khi xảy ra lũ lớn. Khi vận hành xả lũ hoặc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, các đơn vị cần tính toán kỹ lưỡng thời điểm, lưu lượng xả để bảo đảm an toàn hồ đập, đồng thời bảo đảm hiệu quả sử dụng nước và phải thông báo, cảnh báo kịp thời cho chính quyền địa phương và Nhân dân vùng hạ du để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của Nhân dân.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị quản lý, vận hành hồ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất kịch bản chung, phân công rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân để sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra; Ưu tiên đầu tư cho công tác kiểm định an toàn đập; Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; Sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn, không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống lũ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu rà soát để kịp thời điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa để việc vận hành hồ được an toàn, hiệu quả hơn; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, bổ sung trang thiết bị quan trắc, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện sớm hoàn thành đầu tư hệ thống trạm đo mưa khu vực lòng hồ theo quy định để nâng cao hiệu quả vận hành hồ...
Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời tu bổ, gia cố, nâng cấp hệ thống đê điều.
Là một trong những địa phương có hệ thống đê lớn nhất cả nước, hệ thống đê điều của Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống lũ lụt, bảo vệ Thủ đô. Trong nhiều năm qua, hệ thống đê của Hà Nội, trong đó có tuyến đê sông Hồng không được thử thách qua các trận lũ lớn, do đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố khi lũ lớn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, các cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là thành phố Hà Nội tuyệt đối không được chủ quan, luôn đề cao cảnh giác, thường xuyên kiểm tra, kịp thời tu bổ, gia cố, nâng cấp hệ thống đê điều (trong đó có các đập, cống lớn trong hệ thống), nhất là tuyến đê cấp đặc biệt, các trọng điểm xung yếu, chuẩn bị tinh thần chủ động, sẵn sàng ứng phó khi có lũ lớn xảy ra; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn hệ thống đê điều theo quy định của pháp luật.
UBND thành phố Hà Nội và các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xung yếu đang triển khai đầu tư; Đồng thời rà soát các trọng điểm xung yếu chưa được gia cố, tu bổ, chủ động xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa lũ theo quy định, sẵn sàng vật tư, thiết bị và nhân lực để chủ động bảo vệ, tránh xảy ra sự cố mất an toàn.
Hà Nội tiếp tục bổ sung, hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao năng lực giám sát, dự báo thiên tai, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai. Chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để đầu tư nâng cấp, củng cố hệ thống đê điều trên địa bàn, từng bước xử lý dứt điểm các trọng điểm xung yếu trên toàn hệ thống đê.