Tag

Hà Nội đã chủ động từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão số 3

Muôn mặt cuộc sống 28/09/2024 13:07
aa
TTTĐ - Toàn bộ hệ thống chính trị từ TP đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã tiếp tục chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.
Tiếp nhận 100.000 USD hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão số 3 Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau bão số 3 Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Tăng cường phối hợp trong khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng 28/9, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì đầu cầu TP Hà Nội dự Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 của Thường trực Chính phủ.

Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và đại diện các sở, ban, ngành, 30 quận, huyện, thị xã.

Ước thiệt hại gần 2.300 tỷ đồng do bão số 3

Hà Nội đã chủ động từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão số 3
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại điểm cầu Hà Nội

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, TP), trong đó có Hà Nội. Hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ, các hồ thủy điện thượng lưu hệ thống sông Hồng vận hành xả lũ làm mực nước các hồ chứa và hệ thống sông dâng cao.

Do ảnh hưởng của đợt bão lũ, tại Hà Nội đã ghi nhận những thiệt hại lớn về người (4 người chết và 28 người bị thương); trong đó có 1 người chết và 10 người bị thương trong bão; còn lại là do trận dông lốc, cây xanh gãy, đổ vào chiều ngày 6/9 và do các sự cố sau bão.

Hầu hết các địa phương trên địa bàn TP đều bị ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản. Thống kê cho thấy, bão lũ đã khiến trên 100.000 cây xanh bị gẫy, đổ (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); gia súc chết trên 2.800 con; gia cầm chết, thất lạc khoảng 460.000 con; gần 30.000 hộ dân bị ngập nhà ở.

Nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn nhất với trên 23.000ha lúa bị gẫy, đổ, dập nát; 15.000ha lúa bị ngập; rau màu bị ngập, ảnh hưởng trên 13.000ha; cây ăn quả bị hư hỏng trên 9.000ha, thủy sản bị ảnh hưởng trên 4000ha…

Toàn TP cũng đã ghi nhận xảy ra khoảng 40 sự cố đê điều, trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt… Ước tính thiệt hại kinh tế (nhất là nông nghiệp) do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.287 tỷ đồng.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến cho biết, ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Văn phòng thường trực đã có văn bản về việc chủ động ứng phó bão số 3. Căn cứ chỉ đạo của Trung ương, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ban hành Điện ngày 5/9.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã tổ chức họp triển khai, phân công chỉ đạo và ra thông báo Kết luận cuộc họp số 1863 -TB/TU ngày 6/9 về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều Công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả của bão số 3 và các loại hình thiên tai.

Toàn bộ hệ thống chính trị từ TP đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã tiếp tục chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.

“Nhờ sự chủ động từ sớm, từ xa, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt kết quả tốt, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản. Đời sống Nhân dân được đảm bảo an toàn; hệ thống công trình ổn định, không có các sự cố lớn xảy ra…” - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Đề xuất đầu tư công trình điều tiết thượng nguồn sông Cà Lồ

Hà Nội đã chủ động từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão số 3
Các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội

Đối với nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Thành uỷ đề nghị các cấp, ban ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ; triển khai đồng thời các hoạt động khắc phục hậu quả bão lũ; đặc biệt lưu tâm đến việc đảm bảo an toàn, sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt của Nhân dân, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời.

Thường trực Thành uỷ cũng yêu cầu các địa phương tập trung kiểm tra, đánh giá các công trình bị ảnh hưởng, sạt lở, lún sụt để tham mưu UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý khẩn cấp; nghiên cứu đề xuất cải tạo, nâng cấp các cầu yếu; rà soát, cập nhật các phương án ứng phó với tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra trong thời gian tới; sẵn sàng triển khai phương án ứng phó, khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”.

Để hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai cho TP Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu đề xuất đầu tư công trình điều tiết thượng nguồn sông Cà Lồ, góp phần cắt lũ, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du, trong đó có Hà Nội.

Hà Nội cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công trình, triển khai quy hoạch nhằm tiêu thoát nước cho sông Đáy (cải tạo, nạo vét từ Đập Đáy ra đến biển); đồng thời hỗ trợ, đề xuất các giải pháp ứng phó lũ rừng ngang khu vực sông Bùi, sông Tích thường xuyên gây ngập lụt trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức...

Đọc thêm

HĐND quận Hoàng Mai quyết nghị nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

HĐND quận Hoàng Mai quyết nghị nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025

TTTĐ - Ngày 19/12, HĐND quận Hoàng Mai khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đây là kỳ họp quan trọng nhằm đánh giá toàn diện kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính - ngân sách, đầu tư công năm 2024; đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2025; đồng thời thông qua 6 Nghị quyết quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Chàng trai khiếm thị và trái tim ngập tràn yêu thương Muôn mặt cuộc sống

Chàng trai khiếm thị và trái tim ngập tràn yêu thương

TTTĐ - Câu chuyện của chàng trai khiếm thị Phùng Văn Minh với những biến cố thơ ấu, sự kiên trì và niềm tin vào cuộc sống đã lay động trái tim nhiều người. Từ bàn tay trắng, anh đã kiến tạo tương lai không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng người khuyết tật.
Quận Hoàng Mai gắn bia di tích cách mạng tại đình Kim Lũ Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai gắn bia di tích cách mạng tại đình Kim Lũ

TTTĐ - Sáng 19/12, quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Lễ gắn bia địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng, kháng chiến tại đình Kim Lũ (phường Đại Kim). Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, nhằm ghi nhận, tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương, đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm Muôn mặt cuộc sống

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Thúc đẩy giải pháp bảo hiểm toàn diện cho cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

Thúc đẩy giải pháp bảo hiểm toàn diện cho cộng đồng

TTTĐ - Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các giải pháp bảo hiểm vi mô toàn diện, hướng tới việc đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương.
Tân Hiệp Phát xây dựng bản sắc VHDN, tạo nội lực hiện thực hóa sứ mệnh “phụng sự xã hội” Muôn mặt cuộc sống

Tân Hiệp Phát xây dựng bản sắc VHDN, tạo nội lực hiện thực hóa sứ mệnh “phụng sự xã hội”

TTTĐ - Khác với nhiều doanh nghiệp dùng doanh thu và lợi nhuận để khẳng định sức mạnh kinh tế, Tân Hiệp Phát đã và đang dùng chính thành quả từ nỗ lực sản xuất kinh doanh để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động phát triển an sinh xã hội, khẳng định trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp đối với đất nước.
Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động Muôn mặt cuộc sống

Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động

TTTĐ - Với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn trên địa bàn Hà Nội đang tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động.
HĐND quận Cầu Giấy: Định hướng nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

HĐND quận Cầu Giấy: Định hướng nhiều nội dung quan trọng cho năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/12, HĐND quận Cầu Giấy khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 15 - kỳ họp thường lệ cuối năm. Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI; đánh giá kết quả thực hiện năm 2024 và đề ra các giải pháp quan trọng, đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công năm 2025; đồng thời ban hành 6 nghị quyết thiết yếu (4 nghị quyết chuyên đề, 2 nghị quyết thường kỳ).
Mang áo ấm, sữa ngon đến trẻ em vùng cao Tuyên Quang Muôn mặt cuộc sống

Mang áo ấm, sữa ngon đến trẻ em vùng cao Tuyên Quang

TTTĐ - Khi tiết trời những ngày cuối năm trở rét cũng là lúc chuyến xe của Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tiếp tục lăn bánh, mang sữa ngon, áo ấm, quà vui đến với trẻ em miền cao.
Xem thêm