Tag

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh

Đô thị 24/05/2022 10:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội định hướng phát triển đô thị theo hướng thông minh để quản lý, phát triển đô thị tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện các khu đô thị thông minh được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư đã hoàn thành giải phóng mặt bằng ít nhất 70% tổng diện tích được phê duyệt.
Cải thiện chất lượng sống, hướng tới phát triển đô thị thông minh Hà Nội hướng đến nền nông nghiệp đô thị thông minh, hiện đại Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số của thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu: Trung tâm điều hành đô thị thông minh chính thức hoạt động WinMart Smart City: Siêu thị đa tiện ích giữa lòng đại đô thị thông minh

Đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng

Hà Nội đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”. Một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chương trình đang được 12 quận tập trung triển khai là cải tạo, chỉnh trang hè, đường phố với 180 tuyến.

Do vậy, để có cơ sở thực hiện, các tuyến phố sau khi chỉnh trang thực sự khang trang, có điểm nhấn về kiến trúc thì những vướng mắc về công tác thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố rất cần được quan tâm tháo gỡ.

Căn cứ theo Chương trình số 03/2021-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đầu tư xây dựng 2 - 3 khu đô thị mới theo định hướng thông minh.

Theo đó, đến thời điểm hiện tại, một số khu đô thị thông minh được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư, tỷ lệ diện tích đã được giải phóng mặt bằng ở mức khá cao.

Cụ thể, dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park (quận Nam Từ Liêm) đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc (đạt khoảng 70% khối lượng);

Dự án Khu đô thị tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh) đang giải phóng mặt bằng (đạt khoảng 80%), chưa triển khai đầu tư xây dựng, nhà đầu tư đang thực hiện thủ tục về giao đất.

Đáng chú ý nhất là dự án thành phố thông minh (huyện Ðông Anh), do liên danh nhiều nhà đầu tư thực hiện, với mức đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD, cũng được các cấp, ngành của thành phố tập trung giải quyết những thủ tục đầu tư xây dựng liên quan, phấn đấu đến tháng 6/2022 khởi công một phần của dự án.

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh
Dự án thành phố thông minh, do liên doanh Tập đoàn BRG (Việt Nam) - Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư với tổng số vốn 4,138 tỷ USD tại huyện Đông Anh, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028

Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục giao các Sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đô thị thông minh; Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị thông minh.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 02/2022/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông đánh giá sơ kết tình hình triển khai đô thị thông tinh tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2022. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng ban hành văn bản 1683/BXD-PTDT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo tình hình triển Đề án “Đô thị thông minh”.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan liên quan báo cáo tình hình phát triển đô thị thông minh tại địa bàn trước và sau khi ban hành Quyết định số 950/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030” gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30/5/2022 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đúng hạn.

Hướng tới môi trường sống an toàn, chất lượng

Chuyển hướng xây dựng đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu của các thành phố trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng được đô thị thông minh cũng còn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thách thức lớn nhất hiện nay đối với các địa phương là hiểu thế nào cho đúng về đô thị thông minh. Bởi khi hiểu đúng thì mới biết đâu là vấn đề quan trọng nhằm tập trung nguồn lực thực hiện. Từ vai trò của doanh nghiệp, người dân, Nhà nước... nếu không thống nhất được nhận thức vai trò của từng bên thì không thể thực hiện.

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh
Đô thị thông minh cũng thể hiện nền kinh tế sáng tạo, người dân ứng xử văn minh hơn, được an toàn hơn

Đô thị thông minh cũng thể hiện nền kinh tế sáng tạo, người dân ứng xử văn minh hơn, được an toàn hơn. Các công trình, dịch vụ đều được kết nối thuận tiện hơn để mọi người dân được tiếp cận dễ dàng. Đặc biệt, đô thị thông minh, thành phố thông minh sẽ đi đôi với giải pháp quản trị xã hội thông minh, các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu người dân phải tốt hơn.

“Để xây dựng thành phố thông minh, đô thị thông minh thực ra công nghệ là không thể thiếu nhưng trong bối cảnh này theo tôi yếu tố qua trọng nhất là giải pháp về quản trị của chính quyền đô thị. Đây được coi là nền tảng để phát triển các yếu tố tiếp theo”, ông Phan Đức Hiếu khẳng định.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp phát triển đô thị, để người dân có cuộc sống tốt hơn, chúng ta buộc phải làm ngay từ bây giờ, từ cụm dân cư cho đến các khu đô thị mới phải xây dựng tốt cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị thông minh. Những dự án nêu trên là bước đệm của từng khu vực đấu nối vào hệ thống đô thị thông minh toàn thành phố.

Cùng với đó, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cần thực hiện sớm đề án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị thông minh.

Ðể hoàn thiện mô hình đô thị thông minh sẽ còn một bước tiến dài, nhưng những gì đang khởi động chưa quá muộn. Ðô thị thông minh của Hà Nội sẽ có những nét riêng khác với Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh…, nhưng mục tiêu cốt lõi của đô thị thông minh vẫn là hướng đến một nền kinh tế sáng tạo, môi trường sống an toàn, chất lượng sống của người dân được nâng cao bởi các tiện ích dịch vụ từ hệ thống quản trị đô thị.

Đọc thêm

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch Đô thị

Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch

TTTĐ - Công trình cải tạo Vườn hoa hồ Thiền Quang (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tạo niềm phấn khởi cho người dân Thủ đô khi được thụ hưởng không gian sáng, xanh, sạch, đẹp.
Xem thêm