Tag

Hà Nội: Nhiều chính sách giúp công nghiệp hỗ trợ Thủ đô “cất cánh”

Kinh tế 14/12/2022 20:47
aa
TTTĐ - Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề như sản xuất linh kiện, phụ tùng, xe máy, ôtô…
Cơ hội đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ "Trợ lực" cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng mạnh

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực từ hỗ trợ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng các khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước để các doanh nghiệp của thành phố có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á và các nước tiên tiến trên thế giới nói chung từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND về quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP Hà Nội".

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2316/QĐ-UBND TP, ngày 05/6/2020 về phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội, giai đoạn 2020- 2025 và Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 27/01/2022, thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022.

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 góp phần đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tạo mặt bằng phát triển các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư; Kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại…

Khách tham quan các gian hàng tại Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2022
Khách tham quan các gian hàng tại Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2022

Thời gian qua, Sở Công thương Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND TP Hà Nội, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô và cả nước.

Thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm, các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực.

Những nỗ lực thúc đẩy công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thể hiện rõ ràng qua các con số: Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: Sản xuất linh kiện, phụ tùng - đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử; Sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày; Sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên.

Trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

6 giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố

Hà Nội hiện có khoảng 900 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đến thời điểm này, toàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có gần 300 doanh nghiệp đã có những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Kế hoạch số 35/KH-UBND thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 920 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó, có khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo; chỉ số phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trên 11%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Kế hoạch cũng đã đề ra 6 giải pháp cụ thể, như: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu; Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; Xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm...

Hà Nội cũng có các kế hoạch tổ chức hội chợ công nghiệp hỗ trợ năm 2022 cho các doanh nghiệp của địa phương và các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp nước ngoài. Tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo; Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; Mua bản quyền, sáng chế, phần mềm (bao gồm cả chuyển đổi số), thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực…

Thành phố hỗ trợ 150 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ quốc tế; hỗ trợ tối đa tới 50% chi phí đầu tư cho dự án đổi mới công nghệ. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ quan tâm hỗ trợ thực chất nhất, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất nói chung phát triển.

Dự kiến trong năm nay, Hà Nội sẽ khởi công hết 43 cụm công nghiệp đã kêu gọi đầu tư và trong 1-2 năm tới sẽ có hàng nghìn hecta mặt bằng phục vụ doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ thêm: Để công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô có thể “cất cánh” trong thời gian tới, chúng tôi rất kỳ vọng Chính phủ sẽ trình Quốc hội sớm ban hành Luật Phát triển công nghiệp và trong đó có những chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp hỗ trợ để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Đặc biệt là tạo các cơ chế chính sách về vốn, khoa học công nghệ, tiếp cận mặt bằng, giao thương quốc tế, tham gia các hội chợ thường niên để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thường xuyên được kết nối, trao đổi thông tin. Từ đó, các doanh nghiệp có thể gặp gỡ, trao đổi, xúc tiến thương mại qua các kênh online, offline...

Đọc thêm

Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation" Doanh nghiệp

Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation"

TTTĐ - Năm 2025, Thiên Long đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn "Glocalisation", mở rộng thị trường quốc tế và sẵn sàng bứt phá trong thập kỷ mới trên nền tảng dẫn đầu ngành văn phòng phẩm Việt Nam, theo thông tin từ Báo cáo thường niên 2024 của tập đoàn này.
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Thị trường - Tài chính

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

TTTĐ - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, tổ chức tín dụng là hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia.
Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ Thị trường - Tài chính

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

TTTĐ - Sáng 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ”. Tại đây, đại diện các ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã đề xuất nhiều giải pháp để ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ.
Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân

TTTĐ - Chuyển đổi số là nền tảng quan trọng giúp các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện đẩy mạnh toàn diện khả năng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng...
Trong quý I/2025, thu ngân sách huyện Sóc Sơn đạt trên 733 tỷ đồng Kinh tế

Trong quý I/2025, thu ngân sách huyện Sóc Sơn đạt trên 733 tỷ đồng

TTTĐ - Trong quý I/2025, thu ngân sách của huyện Sóc Sơn đạt kết quả tích cực với trên 733 tỷ đồng, bằng 34% so với dự toán TP Hà Nội giao, bằng 30% dự toán huyện giao và bằng 164% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã Doanh nghiệp

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã

TTTĐ - Theo ý kiến của chuyên gia, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk Doanh nghiệp

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk

TTTĐ - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Song, có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng Doanh nghiệp

Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng

TTTĐ - Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp thích ứng trước mắt, chủ động với trường hợp xấu nhất tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do Báo Tiền Phong tổ chức.
Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách Doanh nghiệp

Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách

TTTĐ - Trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu mới, việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) là cần thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.
Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex Thị trường - Tài chính

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

TTTĐ - Trên thị trường, The Wisteria đang là một cái tên nổi bật tại khu vực phía Tây Hà Nội. Dự án này được các chuyên gia đánh giá là một không gian sống lý tưởng, hấp dẫn đối với các gia đình đang tìm kiếm một nơi an cư thịnh vượng và đủ đầy.
Xem thêm