Tag

Hà Nội: Nới lỏng một số dịch vụ, người dân vui nhưng không chủ quan

Đô thị 16/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Hà Nội cho phép các sơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống bán hàng mang về từ 12h ngày 16/9. Đây cũng là mong mỏi từng ngày, từng giờ được mở cửa trở lại của các cửa hàng kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Hà Nội cho phép mở cửa hàng ăn uống, bán mang về từ 12 giờ ngày 16/9 Huyện Thanh Oai cần xây dựng phương án khôi phục sản xuất sau khi nới lỏng giãn cách Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ

Chiều 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3084/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã quyết định, từ 12h ngày 16/9/2021 đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể, như sau: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Thành phố cũng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương; Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; Quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.

Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến 18h ngày 15/9/2021 có 18 đơn vị đáp ứng tiêu chí trên, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hoà.

Nghe tin Hà Nội nới lỏng một số hoạt động thiết yếu, nhiều người vui mừng, bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương của thành phố.

Chị Lê Thị Nguyên, chủ cửa hàng bánh đa cua ở Sài Đồng, Long Biên chia sẻ, hơn một tháng nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, thành phố Hà Nội yêu cầu nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ… tạm dừng hoạt động. Đó cũng là khoảng thời gian vợ chồng chị cùng 8 nhân viên rơi vào cảnh thất nghiệp. Đây cũng là mùa dịch thứ 4 làm ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh doanh của gia đình chị.

Hà Nội: Các quán ăn, nhà hàng tất bật chuẩn bị mở cửa trở lại
Trước đợt giãn cách, quán bánh đa cua của chị Nguyên luôn tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch

"Thời điểm khi không có dịch bệnh, quán luôn tấp nập, có ngày cao điểm đón 200-300 khách. Tuy nhiên, kể từ khi có dịch Covid-19 đến giờ, khách giảm xuống đáng kể, quán ảnh hưởng rất nhiều, không có thu nhập, phải cho nhân viên nghỉ không lương. Suốt những ngày vừa qua, chúng tôi luôn theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội. Chính phủ và thành phố rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, truy vết ca bệnh. Chúng tôi rất mong mỏi nhà hàng, quán ăn được mở lại để mọi người có việc làm.

Đọc được thông tin thành phố nới lỏng dịch vụ ăn uống, chúng tôi mừng quá. Cả nhà đã bắt tay dọn dẹp quán và chuẩn bị đồ sơ chế, để kịp mở hàng. Bên cạnh đó, khi được mở cửa trở lại chúng tôi sẽ luôn chấp hành thực hiện giãn cách, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh", chị Nguyên cho hay.

Khác với tâm trạng vui mừng vì được nới lỏng của một số quận, huyện nằm trong "vùng an toàn", nhiều tiểu thương tại các vùng có nguy cơ cao đồng tình với việc thành phố cẩn trọng trong việc nới lỏng dần từng bước.

Anh Trần Thanh Hải, chủ cửa hàng bán phở phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Giãn cách xã hội, những tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng ăn uống như chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm, thu nhập. Dù vậy, cá nhân tôi vẫn mong thành phố siết chặt công tác phòng chống dịch tại vùng có nguy cơ cao để kiểm soát dịch được tốt hơn, chứ mở cửa ồ ạt lúc này rất đáng ngại".

Sau hơn một tháng giãn cách xã hội, các tiểu thương mong mỏi được mở cửa hàng kinh doanh trở lại hàng ngày, hàng giờ. Niềm vui ấy cũng xen lẫn không ít âu lo. Bởi dù Hà Nội đã dần kiểm soát được các chuỗi lây lan nhưng là Thủ đô, trung tâm kinh tế - xã hội lớn bậc nhất của của cả nước thì nguy cơ dịch xuất hiện trở lại không phải nhỏ, nhất là khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương có nhiều hoạt động giao lưu, thương mại với thành phố.

Ông Nguyễn Thành Long (56 tuổi, ở Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội) trăn trở: "Hai tháng nay, tôi đều chủ động giảm tiền thuê nhà cho quán trà sữa ở 2 tầng dưới vì dịch bệnh quán phải đóng cửa, ngừng kinh doanh, không có thu nhập. Tối 15/9, nghe thông tin thành phố nới lỏng dịch vụ ăn uống, tôi rất mừng. Tuy nhiên để an toàn cho cả khách và chủ cửa hàng thì việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về phòng, chống dịch là vô cùng quan trọng".

Các cửa hàng ăn uống bắt đầu được hoạt động trở lại nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trước dịch Covid-19
Các cửa hàng ăn uống bắt đầu được hoạt động trở lại nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Mặc dù thành phố cho một số địa phương nằm trong vùng an toàn được nới lỏng một số dịch vụ nhưng vẫn yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ công tác phòng, chống dịch.

Hơn một năm qua, thành phố đã từng "đóng" rồi "mở" các hoạt động dịch vụ ăn uống... nhiều lần do tình hình dịch bệnh. Niềm vui mở cửa lần này trọn vẹn, lâu dài hay không có phần rất quan trọng phụ thuộc vào chính sự tự giác, chủ động chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của mỗi người dân và tiểu thương. Nếu ai cũng có ý thức, trách nhiệm bảo vệ chính bản thân, gia đình mình cũng như cộng đồng thì nỗi âu lo dịch bệnh sẽ dần bị xua đi, nhường chỗ cho niềm vui, sự phấn khởi khi đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

Chi tiết 22 quận, huyện của Hà Nội được mở hàng bán mang về Cơ sở kinh doanh nào được hoạt động trở lại từ 16/9? Hà Nội cho phép mở cửa hàng ăn uống, bán mang về từ 12 giờ ngày 16/9 Hà Nội: “Vùng xanh” nỗ lực sản xuất, kinh doanh

Đọc thêm

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Xem thêm