Tag

Hà Nội quan tâm, đầu tư để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Giáo dục 14/03/2023 21:06
aa
TTTĐ - Chiều 14/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử Quốc hội giám sát thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại Hà Nội

Quan tâm, đầu tư cho giáo dục

Ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Bà Phạm Thị Thanh Mai - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách Thành phố Hà Nội; Ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

T
Toàn cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thành phố dành nguồn vốn mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

TP Hà Nội cũng chỉ đạo Sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh chương trình trường chuẩn quốc gia; khảo sát, xây dựng danh mục mua sắm trang thiết bị dạy học cho lớp 3 và lớp 7 năm học 2022-2023; tiến hành khảo sát, xây dựng danh mục trang thiết bị dạy học, dự kiến việc mua sắm đối với khối các trường trực thuộc, trường THPT.

Đối với các trường chưa đảm bảo chất lượng, số lượng phòng học, còn tình trạng sĩ số cao hầu hết được UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới; có phương án phân tuyến hợp lý nhằm giảm áp lực đối với những trường sĩ số quá cao.

Công tác rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên được tích cực chuẩn bị. Sở GD&ĐT đã tổ chức cho 1.300 giáo viên cốt cán, 160 cán bộ quản lý cốt cán tham gia chương trình bồi dưỡng theo các mô đun. Thành phố giao chỉ tiêu Kế hoạch và dự toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo và ban hành công tác đào tạo bồi dưỡng đại trà cho 100% giáo viên các cấp học.

Đối với khối 10 năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT đã chủ động hướng dẫn, định hướng công tác chuẩn bị thông qua các hội thảo, hội nghị. 100% trường THPT đã xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình GDPT 2018, trong đó bên cạnh công tác rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, việc tổ chức cho giáo viên nghiên cứu sâu nội dung mới cũng được quan tâm.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng nhận định một số khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: Quy hoạch mạng lưới trường học còn bất cập do tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, phân bố không đều; nhiều khu đô thị được tiếp tục xây mới, gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học.

Đề xuất hành chính sách, chế độ đặc thù về phụ cấp đối với giáo viên

Bên cạnh đó, biên chế giáo viên giảm cũng khiến đội ngũ chưa đáp ứng đủ định mức theo quy định. Để tháo gỡ khó khăn, TP Hà Nội đã giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm công tác giảng dạy cho các trường tự chủ một phần chi thường xuyên. Tuy nhiên do thu nhập thấp, áp lực công việc ngày càng cao... nên có khoảng 1.030 giáo viên đã xin thôi việc, chuyển công tác sang các trường ngoài công lập hoặc công việc khác.

Hà Nội quan tâm, đầu tư để triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Đại biểu thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc.

Việc tuyển giáo viên đối với các môn tích hợp còn gặp khó khăn do khó xác định số lượng cụ thể của từng bộ môn trong môn học đó. Đối với môn Tin học, Ngoại ngữ (bậc tiểu học), đặc biệt là môn Tin học do chế độ đãi ngộ thấp nên không thu hút được sinh viên sau tốt nghiệp nộp hồ sơ dự tuyển. Do vậy, số lượng giáo viên được tuyển dụng ít, không đủ theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý và dạy học, đổi mới căn bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nên việc xây dựng kế hoạch của nhà trường, kế hoạch môn học gặp khó khăn nhất định. Phối hợp giữa các trường phổ thông với cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... trong hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh chưa thực sự hiệu quả.

Từ thực tiễn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành chính sách, chế độ đặc thù về phụ cấp đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức công tác tại các cơ quan quản lý ngành GD-ĐT như: Cải cách chế độ tiền lương đối với viên chức ngành Giáo dục để đảm bảo đời sống và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ ngành giáo dục; đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên về công tác tại huyện…

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông hiệu quả, thiết thực; tập trung vào các nội dung chủ yếu; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền kịp thời, đầy đủ để phụ huynh học sinh và học sinh THPT lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh.

Bên cạnh đó, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các năm tiếp theo nhằm tạo điều kiện cho đơn vị có thời gian nghiên cứu, triển khai hiệu quả nhất. Sớm triển khai bộ sách giáo khoa lớp 4, 11, 12 để các trường, giáo viên có thời gian nghiên cứu, lựa chọn bộ sách phù hợp...

Làm rõ thêm những đề xuất của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã thông tin về những vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương; các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn thành phố...

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục của Thành phố Hà Nội cũng như trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhờ đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Nội thực hiện cơ bản thuận lợi.

Ông Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, đổi mới đương nhiên là khó, nhưng phải làm, quan trọng trong quá trình đó thấy hết được những thuận lợi, khó khăn, đánh giá khách quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vì mục tiêu chung là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm