Tag

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Bạn đọc 14/12/2016 22:51
aa
(TTTĐ) Hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật về đê điều tại Hà Nội nhưng số vụ xử lý được vẫn rất khiêm tốn. Trước tình trạng này, UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật trên.

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

(TTTĐ) Hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật về đê điều tại Hà Nội nhưng số vụ xử lý được vẫn rất khiêm tốn. Trước tình trạng này, UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật trên.

Khu vực bãi đá sông Hồng thuộc phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) nhiều năm nay đã trở thành một địa điểm vui chơi giải trí của không ít các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây lại là một trong những công trình có mức độ vi phạm khủng và tồn tại dai dẳng thách thức chính quyền địa phương. Bất chấp dư luận, bất chấp các chỉ đạo quyết liệt từ UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng khác, những vi phạm trong việc xây dựng "khu du lịch" chui tại bãi đá sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại. Không những không được xử lí, các công trình tại "khu du lịch" chui này tiếp tục phát triển một cách "rầm rộ".

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Những vi phạm tại bãi đá sông Hồng chưa được xử lý dứt điểm


Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, tình trạng đổ đất thải, phế thải xây dựng ra bờ, bãi sông Hồng, khu vực bãi đá sông Hồng và ngõ 464 Âu Cơ địa bàn phường Nhật Tân diễn ra với khối lượng lớn và diễn biến ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Đặc biệt tại hai điểm gồm khu vực bãi đá Sông Hồng và ngõ 464 Âu Cơ. Đây cũng là hai điểm nóng xảy ra vi phạm pháp luật về đê điều trong nhiều năm đã được Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và UBND thành phố Hà Nội kiên quyết chỉ đạo xử lý. UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo UBND phường Nhật Tân san ủi, hạ thấp chiều cao những vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, một số đối tượng tiếp tục đổ đất, phế thải trên phần diện tích đã được san ủi này. Nghiêm trọng hơn, đối tượng vi phạm đã cho đổ phế thải, đất thải lấp lạch sông Hồng, san ủi, tạo thành đường đi sang bãi đất bồi giữa lòng sông. Tuy nhiên, bất chấp những chỉ đạo quyết liệt từ UBND TP Hà Nội, những vi phạm này vẫn không bị xử lý dứt điểm.


Đây, chỉ là một trong số hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều tại Hà Nội chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận. Theo Tổng cục Thủy lợi, TP Hà Nội là địa phương có hệ thống đê điều lớn, với hơn 626km đê các loại, chính vì vậy số vụ vi phạm trên địa bàn cũng xảy ra rất nhiều nhưng việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có hơn 2.200 vụ vi phạm song hiện vẫn còn khoảng hơn 1.600 vụ chưa xử lý được.


Trước tình hình trên, ngày 25/10/2016, UBND TP Hà Nội ký công văn chỉ đạo các Sở, ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều. Công văn số 9936/VP-KT của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Bộ NN&PTNT về việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Trong đó, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Hà Nội là địa phương có số vụ vi phạm lớn nhất trong số các tỉnh, thành phố có đê trên cả nước. Kết quả xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng nhiều.


Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tổng số vụ vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 8/2016 là 2.267 vụ, giải tỏa, xử lý được 619 vụ, còn tồn đọng 1.648 vụ. Trong đó số vụ vi phạm 8 tháng đầu năm 2016 là 177 vụ, giải tỏa, xử lý được 15 vụ, còn tồn đọng 162 vụ.


Vi phạm xảy ra phổ biến là xây dựng nhà, xưởng, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều; đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép lấn chiếm bãi sông, lòng sông gây cản trở thoát lũ; khai thác cát lòng sông, lập bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu ngoài bãi sông; xe quá tải trọng đi trên đê.... Trong đó, có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Đổ đất, phế thải lấn chiếm bãi sông, lòng sông, xây công trình trái phép tại khu vực bãi đá sông Hồng, khu vực cầu Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; bãi sông Đuống khu vực cầu Đông Trù và xã Dương Hà, huyện Gia Lâm; đổ bùn thải, phế thải ven sông Hồng trên địa bàn huyện Đông Anh.


Lập bến bãi tập kết vật liệu với quy mô lớn tại khu vực cầu Thăng Long và trên địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên. Vi phạm xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ đê điều trên tuyến đê tả Đáy, huyện Ứng Hòa; đê hữu Cầu, tả Cà Lồ, huyện Sóc Sơn. Đổ đất làm đường cản trở dòng chảy sông Đáy của HTX Sản xuất kinh doanh nông sản Phượng Cách tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai...


Trước tình trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiên quyết ngăn chặn và xử lý vi phạm, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc dư luận; có biện pháp chống tái vi phạm và vi phạm mới.


Để xử lý những vi phạm pháp luật về đê điều, UBND thành phố giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở TN&MT thực hiện xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên toàn thành phố.


Thanh Hà


Tin liên quan

Đọc thêm

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa

TTTĐ - Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu sản xuất hoặc buôn bán sữa giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có vùng cấm.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Xem thêm