Hà Nội rất cần lực lượng báo chí, truyền thông đủ mạnh
Cần cơ chế đặc thù cho Hà Nội về cải tạo chung cư cũ Cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ từng cấp chính quyền Hà Nội |
Sáng 27/11, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) khẳng định, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, đối ngoại của đất nước.
Do đó, đại biểu Phạm Nam Tiến cho rằng, Hà Nội rất cần lực lượng báo chí, truyền thông đủ mạnh để tuyên truyền, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng, chống tham nhũng tiêu cực…
Đại biểu Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) |
Theo đại biểu, Hà Nội cũng như TP HCM đã có kiến nghị đối với việc thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc giai đoạn 2 từ năm 2025 trở đi nhằm đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác.
Vì vậy, đại biểu Phạm Nam Tiến đề nghị đưa nội dung này vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Góp ý về việc phát triển văn hóa trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Phạm Nam Tiến đề nghị thể chế hóa đầy đủ 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, đại biểu đoàn Đắk Nông cũng đề nghị nên tiếp tục nghiên cứu, thể chế vào dự thảo các quy định tiên phong, mở đường về hạ tầng, không gian văn hóa để phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn trong chiến lược.
Về du lịch, đại biểu Phạm Nam Tiến đề nghị Điều 23 của dự thảo luật nên bổ sung thêm quy định phát triển văn hóa thể thao, bởi lẽ Thủ đô Hà Nội đã và đang khẳng định rõ vị thế trên trường quốc tế về du lịch.
Theo ông Phạm Nam Tiến, du lịch không chỉ đóng góp vào ngân sách, hình ảnh Thủ đô mà còn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam.