Tag

Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các chợ dân sinh

Đô thị 13/10/2021 17:36
aa
TTTĐ - Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động, phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm.
Giám sát, ngăn chặn dịch tấn công chợ dân sinh Nhiều cách làm mới, sáng tạo trong phòng, chống dịch tại chợ dân sinh Hà Nội ngày đầu giãn cách: Hàng hoá dồi dào, giá ổn định TP HCM: Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ dân sinh

Phát triển hệ thống chợ đáp ứng được các tiêu chuẩn

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển và quản lý chợ, UBND TP Hà Nội đang lên kế hoạch để củng cố và phát triển bài bản hệ thống chợ trên địa bàn với mục tiêu khắc phục, giải quyết các tồn tại, vướng mắc thời gian qua.

Theo đó, thành phố sẽ đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, thuận lợi cho hộ kinh doanh và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương; Không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.

Đặc biệt, thành phố phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác, tiểu thương và người dân trong quá trình phát triển và quản lý chợ trên địa bàn.

Thời gian tới, Hà Nội mong muốn nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ, khắc phục kịp thời tình trạng xuống cấp; Đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ để đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, thúc đẩy lưu thông hàng hóa; Phục vụ tốt nhu cầu dân sinh và góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững...

Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các chợ dân sinh
Thành phố Hà Nội sẽ đầu tư cải tạo hệ thống chợ đáp ứng được các tiêu chuẩn, thuận lợi cho hộ kinh doanh và người dân (Ảnh minh họa)

Thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ, phát triển đồng bộ, hài hòa, theo hướng văn minh, hiện đại tại khu vực nội thành và trung tâm các huyện, thị xã. Đồng thời, thành phố cũng đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu tại khu vực nông thôn ngoại thành.

Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu có 100% chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng, nội quy hoạt động, phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng.

Thành phố tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động, phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự, hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động chợ được nâng cao...

Cụ thể, thành phố sẽ đầu tư xây dựng mới 141 chợ; Trong đó có 6 chợ đầu mối; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ. Thành phố cũng quản lý Nhà nước về chợ, thắt chặt quản lý lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự sẽ được tăng cường và nâng cao.

Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm để kịp thời phát hiện các tồn tại, sai sót và có giải pháp xử lý, khắc phục nhằm đảm bảo quản lý và kinh doanh theo đúng quy định pháp luật; Đồng thời, tổng hợp, kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung, sửa đổi quy định phù hợp với tình hình thực tế và có cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quản lý kinh doanh khai thác chợ.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để xây dựng và quản lý chợ

Thành phố yêu cầu Sở Công thương chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự… đối với các chợ trên địa bàn.

Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các chợ dân sinh
Hà Nội phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm

Thành phố sẽ có giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời, bảo đảm quản lý và kinh doanh theo đúng quy định; Đồng thời, tổng hợp, kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung, sửa đổi quy định phù hợp với tình hình thực tế, có cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia quản lý kinh doanh khai thác chợ.

Để công tác đầu tư xây dựng, quản lý chợ đạt hiệu quả, thành phố sẽ đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác chợ; Hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn đối với các chợ đã, đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

Mặt khác, thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho các đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân; Làm tốt công tác khai thông tin, lấy ý kiến, tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh chợ và dân cư khu vực hiểu đồng thuận chủ trương, chính sách phát triển, quản lý kinh doanh chợ trên địa bàn từ trước khi triển khai và trong suốt quá trình thực hiện, tránh để xảy ra khiếu kiện.

Thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trong việc chấp hành các quy định pháp luật và công khai, minh bạch các thông tin hoạt động đầu tư, xây dựng, cải tạo chợ…

Các địa phương rà soát lại quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt; Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch, góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; Ưu tiên xem xét bố trí diện tích đất thích hợp đầu tư xây dựng chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu Nhân dân từ nguồn quỹ đất thực hiện di chuyển cơ sở ô nhiễm môi trường trong nội thành ra ngoại thành…

Đọc thêm

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Xem thêm