Hạ tầng giao thông liên vùng Bà Rịa - Vũng Tàu đón nhận dòng vốn tỷ đô
Bài liên quan
Bà Rịa - Vũng Tàu: Lãnh đạo huyện Đất Đỏ bị kiểm điểm trách nhiệm vì giao 196 lô đất sai quy định
Xử phạt chủ khu đất gắn mác dự án Hồ Tràm Riverside
Bất động sản nghỉ dưỡng Hồ Tràm sôi động trở lại
Bùng nổ dòng vốn đổ vào hạ tầng kết nối
Xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng là chủ trương mới nhất của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu du lịch, nhất là những địa phương nhiều tiềm năng gần với TP HCM như: Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó có các tuyến đường cao tốc kết nối liên vùng các tỉnh thành này với nhau sẽ tạo thành vành đai khép kín, hình thành vùng đô thị, du lịch nghỉ dưỡng lớn của khu vực. “Bệ phóng” từ kết nối hạ tầng này cũng là cơ hội để đầu tư BĐS thời hậu Covid-19.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy mạnh đầu tư nhiều công trình giao thông, hạ tầng trọng điểm để đón đầu sự phục hồi du lịch |
Bộ GTVT đã kiến nghị mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025, với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng để gải quyết vấn đề quá tải. Theo lộ trình, năm 2025, dự kiến mở rộng 5 làn xe; 2030 thành 7 làn; 2035 mở rộng 8 làn; 2038 lên 9 làn; Và năm 2040 lên 10 làn xe. Tuyến Long Thành đi Dầu Giây sẽ giữ nguyên quy mô 4 làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.
Song song với việc phát triển các tuyến đường cao tốc nhằm kết nối vùng, khu vực các tỉnh, TP phía Nam trong tương lai cũng sẽ là vùng kinh tế rất năng động nhờ việc xây dựng sân bay Long Thành. Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, được Quốc hội và Chính phủ quan tâm và nhân dân mong đợi.
Hiện nay, sân bay Long Thành đang gấp rút hoàn tất công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như xây dựng khu tái định cư để có thể sớm khởi công sân bay vào đầu năm 2021. Tỉnh Đồng Nai cũng đã cam kết với Thủ tướng trong năm nay sẽ giải ngân 17.000 tỷ đồng đúng như kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra.
Việc kết nối liên vùng cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc phục hồi du lịch, kéo theo cơ hội đầu tư vào BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có lợi thế lớn trong chuỗi cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng này. Cùng với đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang đẩy mạnh đầu tư nhiều công trình giao thông, hạ tầng trọng điểm để đón đầu sự phục hồi du lịch, kích cầu du lịch nội địa, đặc biệt là nhu cầu của người dân TP HCM và các tỉnh lân cận.
Dự án quan trọng kết nối giao thông liên vùng với Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang được địa phương ráo riết triển khai tháo gỡ các vướng mắc cũng như nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công là cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Theo thông tin từ địa phương, tỉnh sẽ bố trí khoảng 7.000 tỷ từ ngân sách địa phương cho dự án cao tốc này và cầu Phước An. Ngoài ra, cảng Cái Mép - Thị Vãi mới đây cũng đã mời thầu 3 gói thầu trị giá 900 tỷ.
Dự kiến, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ khởi công vào năm 2021, hoàn thành sau 2 năm, khai thông nút thắt giao thông kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Việc thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc, sân bay, bến cảnh đặc biệt là công trình hạ tầng du lịch sẽ là động lực nhằm phục hồi nhanh du lịch nói chung, và BĐS du lịch nghỉ dưỡng cũng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ phục hồi sớm, nhất là những địa phương gần TP HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu.
BĐS du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ
Ông Mauro Gasparotti, chuyên gia từ Savills cho rằng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ, thông thường công suất khách sạn sẽ phục hồi hoàn toàn chỉ trong vòng 2-3 tháng sau khi mỗi cuộc khủng hoảng như đại dịch.
Theo khảo sát của Savills Hotel mới đây, kể từ tháng 5 hầu hết các khách sạn 4-5 sao ở các địa phương có du lịch phát triển đều mở cửa trở lại với khoảng 75% số lượng dự án. Công suất phòng khách sạn đang tăng lên cho thấy thị trường đã có dấu hiệu hồi phục. Mức tăng chủ yếu từ Hồ Tràm Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Những địa phương khá gần và kết nối thuận tiện với TP HCM.
Những tín hiệu tích cực này từ du lịch cũng đang là cú hích cho các dự án BĐS nghỉ dưỡng bắt đầu cuộc đua tăng tốc trở lại. Nhiều tập đoàn lớn như Novaland, Vingroup, FLC… đều cho biết đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng các dự án mới. Tại Hồ Tràm, Tập đoàn Novaland hiện đã khởi động lại dự án NovaWorld Ho Tram quy mô 1.000ha.
Khu biệt thự biển tại Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Ho Tram |
“Tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã khởi công Hotel Ho Tram MGallery mang thương hiệu MGallery thuộc AccorHotels AccorHotels Group - tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới. Khách sạn nằm trong chuỗi tiện ích của phân kỳ The Tropicana mà tập đoàn đã ra mắt thị trường trong năm 2019. Cũng trong thời gian tới, khu biệt thự biển phiên bản giới hạn nằm liền kề Hotel Ho Tram MGallery sẽ được giới thiệu đến khách hàng. Chúng tôi hi vọng những sản phẩm mang tiêu chuẩn quốc tế sẽ góp phần nâng tầm chất lượng du lịch khu vực Hồ Tràm”, đại diện Novaland cho biết.
Theo số liệu của Savills Hotels, có 49 dự án BĐS nghỉ dưỡng thuộc phân khúc 4 & 5 sao tại các điểm đến nghỉ dưỡng chính đang được triển khai xây dựng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020, bổ sung khoảng 16.900 phòng cho thị trường.