Hải Dương: Khẩn trương sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm
Học sinh Hải Dương nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3 Hải Dương: Tập trung khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) Hải Dương nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 để học sinh sớm trở lại trường |
Sáng 10/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại TP Chí Linh, huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà.
Kiểm tra tại một số vị trí đê xung yếu trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy thuộc địa bàn TP Chí Linh và huyện Nam Sách, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nhất là người già, trẻ em, người yếu thế; di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại TP Chí Linh. |
Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh việc các điểm sơ tán phải bảo đảm an toàn, đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, bảo đảm an toàn cho người dân là trên hết.
Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các ngành và địa phương liên quan căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu (giữa) yêu cầu các ngành và địa phương chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý. |
Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại có phương án xử lý ngay các cửa xả nước của nhà máy bảo đảm an toàn mực nước cho diện tích sản xuất nông nghiệp phía trong đê. Nếu cần thiết phải đóng một số tổ máy để bảo đảm an toàn.
Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, các điểm xung yếu, phân công rõ người, rõ việc kiểm tra từng mét đê; chủ động phát hiện, xử lý những điểm mạch đùn, mạch sùi và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu có sự cố; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định.
Ông Lê Ngọc Châu lưu ý các địa phương tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo khi có sự cố, tình huống bất thường…