Tag

Hải Dương: Xử phạt doanh nghiệp ''lén'' đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài

Bạn đọc 27/11/2018 04:39
aa
TTTĐ - Công ty TNHH Falcon Việt Nam tại Hải Dương vừa bị phạt 150 triệu đồng vì đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo, hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Hải Dương: Xử phạt doanh nghiệp ''lén'' đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài

Công ty TNHH Falcon Việt Nam bị phạt 150 triệu đồng vì "lén" đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc.

Bài liên quan

Hải Dương ước thu ngân sách Nhà nước năm 2018 vượt dự toán

Hải Dương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử

Hải Dương còn hiện tượng né tránh, ngại tiếp xúc với báo chí

Theo nguồn tin của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Falcon Việt Nam (Đại An), trụ sở tại Lô XN 40, Khu Công nghiệp Đại An, phường Tứ Minh, TP. Hải Dương do vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, Công ty TNHH Falcon Việt Nam bị phạt tiền 150 triệu đồng do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo, hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Falcon Việt Nam được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 95/2013/NĐ_CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mức tiền phạt từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng.

Khu Công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương.
Khu Công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương.

Được biết, Công ty TNHH Falcon Việt Nam (Đại An) có ông Lim Kim Hong là người đại diện theo pháp luật, đảm nhiệm chức Tổng giám đốc. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh đồ nội thất, các thiết bị liên quan đến trang trí nội thất.

Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến tháng 6/2018, cả nước có 335 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 14 doanh nghiệp Nhà nước, 256 công ty cổ phần, 65 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở Hà Nội (chiếm 60%), TP. HCM (20%) và 20% là tại các địa phương khác.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã trình Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp mới 20 giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đã nhận hồ sơ đề nghị đổi giấy phép của gần 80 doanh nghiệp. Qua theo dõi, quy mô và trách nhiệm hoạt động của các doanh nghiệp từng bước được cải thiện; có một số doanh nghiệp đưa được trên 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra tại 7 doanh nghiệp, trong đó thanh tra đột xuất 1 doanh nghiệp. Qua thanh tra, Cục đã ban hành 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 550 triệu đồng và thu hồi giấy phép của một doanh nghiệp. Trước đó, trong năm 2017, đã có 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Tính đến thời điểm hết tháng 6/2018, Đài Loan vẫn là thị trường dẫn đầu về số lao động đi làm việc ở nước ngoài với 30.882 người, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này lên 213.000 lao động, mức thu nhập bình quân đạt khoảng 16 triệu đồng/tháng. Kế tiếp là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc với mức thu nhập khoảng 26 triệu đồng/tháng, Ả rập Xê út với 9 triệu đồng/tháng…

Đọc thêm

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa

TTTĐ - Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu sản xuất hoặc buôn bán sữa giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có vùng cấm.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Xem thêm