Hải Phòng sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài FDI
Toàn cảnh cụm Cảng Nam Đình Vũ, Hải Phòng
Bài liên quan
Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp tại Hải Phòng
Đồng chí Đào Phú Thùy Dương tái đắc cử Bí thư Đảng ủy cơ quan Thành đoàn Hải Phòng
Khai mạc Đại hội Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hải Phòng
Đảng bộ Cơ quan Thành đoàn Hải Phòng hoàn thành xuất sắc Nghị quyết đề ra
Ông Dương Văn Thành được bầu làm Bí thư chi bộ Đoàn Luật sư TP Hải Phòng
Diễn đàn Thanh niên Hải Phòng với sự nghiệp dựng xây thành phố
Lùm xùm tại Viện Quy hoạch Hải Phòng
Hải Phòng: Bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
Theo đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại các KCN, KKT Hải Phòng đã thu hút được 13 dự án cấp mới với số vốn đăng ký 125,587 triệu USD; 12 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 300, 651 triệu USD. Tổng vốn FDI của tỉnh đạt 426, 238 triệu USD, bằng 98,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 28,4% kế hoạch năm 2020 (1, 5 triệu USD). Luỹ kế đến 31/5/2020, các KCN, KKT thu hút 377 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 15.173,818 triệu USD.
Đầu tư trong nước (DI), từ đầu năm đến 31/5/2020, các KCN, KKT trên địa bàn Hải Phòng thu hút 3 dự án cấp mới với số vốn đăng ký 372,15 tỷ VNĐ; 2 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 134,38 tỷ VNĐ. Tổng vốn thu hút đạt 506,56 tỷ VNĐ. Lũy kế đến 31/5/2020 các KCN, KKT thu hút 164 dự án DI với tổng vốn đầu tư 145.164,96 tỷ VNĐ.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 5 tháng đầu năm 2020 của phần lớn các DN trong KCN, KKT Hải Phòng đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhập khẩu của một số doanh nghiệp (nhóm ngành dệt may, điện tử) sử dụng nguyên vật liệu từ các nước trong vùng dịch giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến các nhà máy cung cấp nguyên phụ liệu tại đó ngừng hoạt động hoặc giảm sản xuất. Việc phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch khiến thời gian thông quan hàng hoá nhập khẩu kéo dài. Hiện nay các doanh tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh Covid-19, kéo theo sức mua giảm sút.
Hiện tại tổng số lao động người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN, KKT là 133.000 người, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Số người lao động nước ngoài là 3.069 người, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp trong KCN, KKT được sự hỗ trợ vào cuộc quyết liệt của UBND TP Hải Phòng, các ngành chức năng và Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã làm tốt công tác kiểm dịch và phòng dịch, nên không có trường hợp nào mắc bệnh Covid-19. Đây là thành công xuất sắc của Hải Phòng và cả nước.
Ông Phạm Văn Mợi - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trao đổi với phóng viên |
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Mợi - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên những tháng đầu năm tốc độ thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước có giảm hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do nước ta khống chế đại dịch Covid-19 rất tốt, nên dự báo sẽ có làn sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất từ Trung Quốc về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vào 6 tháng cuối năm nay. Vì vậy, thu hút FDI dự kiến đến tháng 12/2020 của Hải Phòng ước đạt 1,5 tỷ USD, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thành phố giao.
Vì vậy, để đón làn sóng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn có hàm lượng công nghệ cao dịch chuyển chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu về Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, thì ngoài việc họ chọn những lợi thế về địa lý, môi trường đầu tư ra, thì chúng tai cần phải chuẩn bị sẵn có mặt bằng sạch cho nhà đầu tư; chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng như: điện, đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao…
Về định hướng chuẩn bị đón làn sóng đầu tư này, UBND TP Hải Phòng đã và đang triển khai thành lập mới các KCN, như: Đã trình Bộ KH&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư: Đề án điều chỉnh địa giới KKT Đình Vũ – Cát Hải gắn với mở rộng Tràng Duệ giai đoạn 3; Đề án thành lập KCN và Khu phi thuế quan Xuân Cầu huyện Cát Hải; Đề án KCN Cầu Cựu huyện An Lão.
Đồng thời, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cũng đang hoàn thiện các thủ tục thành lập mới các KCN: DEEP C4 huyện Kiến Thuỵ; KCN Tiên Thanh, KCN Vinh Quang huyện Tiên Lãng; KCN An Hưng - Đại Bản huyện An Dương; KCN Vinh Quang, KCN Giang Biên II huyện Vĩnh Bảo; KCN Thuỷ Nguyên thuộc huyện Thuỷ Nguyên; KCN Nam Tràng Cát quận Hải An và một số KCN khác…
Ông Phạm Văn Mợi chia sẻ tin mừng là cả 8 KCN mà Hải Phòng đang trình Thủ tướng phê duyệt thì đều đã có các nhà đầu tư tiềm năng xung phong đảm nhận như: Tập đoàn Xuân Cầu đang trình duyệt dự án Cảng tổng hợp và kho ngoại quan với diện tích trên 500ha tại KKT Đình Vũ – Cát Hải; Tập đoàn Vingroup xin 5 KCN tại Tràng Cát và Thuỷ Nguyên để sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô và ô tô điện. Một số nhà đầu tư Hàn Quốc đang trình dự án đầu tư KCN công nghệ cao tại Vinh Quang – Vĩnh Bảo.
Cùng với đó thành phố Hải Phòng đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư qua các kênh ngoại giao, đối ngoại để thu hút đầu tư FDI và đầu tư của các DN lớn trong nước...