Tag

Hàng chục nghìn giáo viên bỏ việc do lương và phụ cấp thấp, chưa đủ để trang trải cuộc sống

Giáo dục 02/11/2022 19:04
aa
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản gửi các đại biểu Quốc hội để cung cấp một số thông tin về lĩnh vực GD&ĐT, trong đó đi sâu vào phân tích hai vấn đề “nóng” của ngành là lương giáo viên và học phí.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đến năm 2026, cả nước cần bổ sung 107.000 giáo viên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiến nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký công văn số 5740/BGDĐT-VP gửi các vị đại biểu Quốc hội cung cấp một số thông tin về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội.

Về tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành Giáo dục; Trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người.

Phân theo cấp học thì cấp mầm non có 6.391 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc (trong đó, công lập có 2.503 giáo viên, ngoài công lập 3.888 giáo viên).

Cấp tiểu học có 4.493 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc (trong đó, công lập: 3.851 giáo viên, ngoài công lập: 642 giáo viên).

Cấp trung học cơ sở có 3.425 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc (trong đó, công lập: 3.110 giáo viên, ngoài công lập: 315 giáo viên).

Cấp trung học phổ thông có 1.956 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc (trong đó, công lập: 943 giáo viên, ngoài công lập: 1.013 giáo viên).

Về nguyên nhân, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại những địa phương này, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn (giáo viên nghỉ việc sẽ chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn).

Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Gia Lai, Sơn La…, số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa, dẫn đến giáo viên ở các cơ sở này phải tìm kiếm việc làm khác. Một số giáo viên mầm non không phải người địa phương cũng trở về quê cùng gia đình tránh dịch và không trở lại.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ việc của giáo viên ngoài công lập trong 2 năm qua". Đối với cơ sở giáo dục công lập, tình trạng nghỉ việc của giáo viên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe…) khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn. Mặc dù trong những năm qua, ngành Giáo dục đã quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế quản lý nhưng sự thay đổi trong một số nhà trường còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành.

Điều này cũng gây ra những áp lực cho giáo viên như: Phân công nhiệm vụ chưa hợp lý, thiếu khoa học, tổ chức quản lý thiếu dân chủ, nặng về áp đặt, mệnh lệnh từ trên xuống dưới, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, hạn chế sự sáng tạo của giáo viên.

Mặt khác, cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Ngoài các trường học được sửa chữa, xây mới theo quy mô chuẩn quốc gia, hiện còn nhiều trường công lập thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, không bảo đảm tiêu chuẩn dẫn đến điều kiện làm việc của giáo viên gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, các trường tư thục, trường quốc tế hoặc doanh nghiệp có cơ sở vật chất và điều kiện tốt hơn.

Tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của giáo viên tăng, giáo viên có năng lực tốt sẽ có xu hướng tìm đến những nơi có điều kiện tốt hơn để tìm cơ hội thăng tiến cho bản thân; một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.

Cần quan tâm chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác

Về giải pháp hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; Tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; Được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học…

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên.

Các cơ sở giáo dục quan tâm xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, phát huy dân chủ, tạo không khí đoàn kết, chia sẻ trong tập thể sư phạm; Xây dựng các mối quan hệ hài hòa giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên với nhau; Giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, tạo động lực và động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ rà soát các quy định về hồ sơ, sổ sách của giáo viên, về tổ chức các hội thi, hội thao, về thi đua, khen thưởng… để đảm bảo tính thiết thực; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ để giảm bớt áp lực cho giáo viên.

Các địa phương thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý, tăng quyền chủ động cho cơ sở để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả, bền vững và chất lượng; Tăng cường công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giáo viên để nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giáo viên yên tâm công tác, tự hào, tự tôn về nghề giáo.

Đọc thêm

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm