Hàng loạt các sai phạm tại bãi đá sông Hồng (Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội): Câu chuyện "con voi chui qua lỗ kim"
|
Bất chấp dư luận, bất chấp các chỉ đạo quyết liệt từ UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng khác, những vi phạm trong việc xây dựng "khu du lịch" chui tại bãi đá sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại. Không những không được xử lí, các công trình tại "khu du lịch" chui này tiếp tục phát triển một cách "rầm rộ". Tuy nhiên, khi trả lời phóng viên, một lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, những vi phạm tại đây đã được xử lí rồi (?!).
Bất chấp chỉ đạo của TP Hà Nội...
Ngày 18/10/2013, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có bài phản ánh: “Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội: Xây dựng “khu du lịch” chui tại bãi đá sông Hồng”. Trong bài báo này, chúng tôi đã đề cập đến hàng loạt những vi phạm trong việc xây dựng trái phép "khu du lịch" tại bãi đá sông Hồng. Việc xây dựng trái phép tại khu vực này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ của sông Hồng. Sau khi xây dựng, một số đối tượng đã tự đứng ra tổ chức thu phí trục lợi bất chính của những người muốn vào bãi đá này ngắm cảnh. Nhiều vụ đuối nước, lún cát thương tâm đã xảy ra tại khu vực này khiến nhiều học sinh, sinh viên tử vong.
Mới đây nhất vào ngày 25/7/2014, Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 1525/SNN-ĐĐ báo cáo UBND TP Hà Nội về việc kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật về đê điều tại khu vực bãi đá Sông Hồng phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Nội dung báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNN cho biết, khu vực bãi đá nằm trong tuyến thoát lũ sông Hồng, thuộc địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ có tổng diện tích khoảng 12ha, thuộc diện bãi bồi ven sông. Những vi phạm tại khu vực này đã xảy ra từ năm 2008 với hình thức đổ phế thải, làm lều lán tạm. Đến năm 2012, tại đây diễn ra tình trạng ồ ạt đổ phế thải, san ủi mặt bằng, làm đường bê tông, sân bóng, lều quán bán hàng, đắp ụ đất trồng hoa, cây cảnh kinh doanh… nhưng chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. "Việc làm đó đã vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão, vi phạm về quản lí và sử dụng đất đai, vi phạm trật tự xây dựng. Hạt Quản lí đê số 2 đã nhiều lần lập biên bản vi phạm, yêu cầu chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn và xử lí triệt để các hành vi vi phạm trên…", báo cáo của Sở NN và PTNT chỉ rõ.
![]() |
Công trình xây dựng trái phép tại bãi đá sông Hồng
Văn bản này cũng cho biết thêm, tháng 8/2013, UBND quận Tây Hồ có lập đề án quản lí, sử dụng đất phát triển kinh tế, du lịch tại khu vực này (kèm theo tờ trình 109/Ttr-UBND ngày 16/8/2013). Tuy nhiên, trong khi các vi phạm tại khu vực này vẫn tồn tại, chưa được xử lí triệt để, tiếp tục để xảy ra tình trạng để đất phế thải, cạp lấn bãi sông, san lấp mặt bằng với khối lượng lớn thuộc địa bàn các phường Phú Thượng, Nhật Tân và Tứ Liên. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 2024/SNN- ĐĐ ngày 23/9/2013 báo cáo và đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét, chỉ đạo UBND quân Tây Hồ có biện pháp quản lí, sử dụng khu vực đất bãi sông đúng mục đích, xử lí triệt để các trường hợp vi phạm và có các biện pháp ngăn chặn phát sinh vi phạm mới...
Sau đó, ngày 14/8/2014, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 6077/UBND-NNNT gửi UBND quân Tây Hồ chỉ đạo giải tỏa các hoạt động vi phạm pháp luật về đê điều tại bãi đá sông Hồng, phường Nhật Tân trước ngày 15/9/2014; đồng thời, tổ chức quản lí sau khi xử lí theo đúng quy định không để tái diễn tình trạng vi phạm, báo cáo kết quả về UBND thành phố Hà Nội.
... Sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, tới thời điểm ngày 5/11/2014 (tức là đã quá thời hạn UBND TP Hà Nội yêu cầu quận Tây Hồ xử lí gần 2 tháng) những chỉ đạo của UBND TP Hà Nội vẫn không được quận Tây Hồ thực hiện. Những công trình sai phạm tại bãi đá sông Hồng tiếp tục được xây dựng quy mô hơn trước. Những công trình như nhà dịch vụ ăn uống, thay đồ, những cột đèn, giàn hoa bê tông…vẫn tồn tại. Bên cạnh đó là nhà cho nhân viên thu phí vào bãi đá, cối xay gió đã mọc lên và đi vào hoạt động, biển hiệu chỉ dẫn đường vào bãi đá được thay đổi mới. Không những thế, quanh khu vực bãi đá đã xuất hiện một nhà hàng với tên gọi “Tre bãi đá” với nhiều khung nhà được dựng lên phục vụ thực khách. Bên cạnh đó là những con đường mới mở phục vụ các xe tải chở phế thải xây dựng cùng máy xúc san, cạp hàng nghìn mét vuông đất bãi.
![]() |
Nhân viên thu phí của khách đến bãi đá sông Hồng
Để vào khu vực bãi đá sông Hồng, mức giá chủ đầu tư đưa ra vẫn là 30 ngàn đồng/khách. Tiền gửi xe máy 10 ngàn đồng/xe, ô tô vài chục nghìn đồng/xe. Mặc dù mức giá không rẻ nhưng bãi xe của "khu du lịch" trái phép này vẫn chật ních xe của những người đến đây vui chơi. Trong khi đó, không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng đến xử lí việc thu phí này.
Cũng liên quan đến vấn đề xử lí các vi phạm tại khu bãi đá sông Hồng này, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quân Tây Hồ đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh trái quy định tại khu vực này; lập lại đề án quản lí, sử dụng đất tại khu vực bãi đá sông Hồng trình cơ quan chuyên ngành xem xét thỏa thuận; báo cáo UBND thành phố cho phép tổ chức đấu thầu có thời hạn để giao cho tổ chức, cá nhân cụ thể sử dụng và quản lí trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo khai thác sử dụng khu đất một cách hiệu quả, tuyệt đối không đẻ phát sinh vi phạm mới; giao Chi cục ĐĐ và PCLB HN phối hợp với UBND quân Tây Hồ kiểm tra, xem xét về chuyên ngành, kiên quyết xử lí, giải tỏa những công trình không phù hợp; ;ối với những công trình mang tính chất tạm thời, không ảnh hưởng đến hàng lang thoát lũ, đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét cho tồn tại; đồng thời giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn UBND quân Tây Hồ bổ sung khu vực bãi bồi ven sông Hồng này vào quy hoạch sử dụng đất quận Tây Hồ giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu 2011 - 2015.
Những sai phạm vẫn tồn tại bất chấp những chỉ đạo quyết liệt từ UBND TP Hà Nội nhưng khi trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, những vi phạm tại bãi đá sông Hồng đã được xử lí rồi (?!). Không hiểu việc xử lí rồi mà vị lãnh đạo UBND quân Tây Hồ này nói là xử lí như thế nào khi vi phạm tại khu vực bãi đá sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại thậm chí còn phát triển "rầm rộ" hơn trước?
Trước thực trạng này, ngày 5/11/1014, PV báo TTTĐ đã có buổi trao đổi với các ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội (chi cục ĐĐ và PCLB HN); ông Vũ Tá Cường, Hạt phó Hạt quản lí đê số 2. Theo ông Thuận và ông Cường, những vi phạm pháp luật về đê điều tại bãi đá sông Hồng đã diễn ra nhiều năm. Chi cục ĐĐ và PCLB HN và Hạt quản lí đê số 2 đã có rất nhiều văn bản gửi các cơ quan cấp trên kiến nghị xử lí những sai phạm này và cũng đã cử cán bộ thanh tra phối hợp với UBND phường Nhật Tân kiểm tra xử lí. Tuy nhiên, sau khi về, một số hộ dân lại tái xây dựng, san lấp cạp bãi sông, tôn đất nâng cao trình bãi sông gây cản trở thoát lũ. |
Thành Long – Thanh Hà
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
