Tag

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

Kinh tế 15/05/2025 15:28
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Quyết cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tuần này Kích hoạt những động lực mới cho phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 15/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần/năm

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương và 17 điều.

Trong đó, mục tiêu Nghị quyết là thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo điều kiện thuận cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân. Qua đó, hiện thực hóa các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.

Dự thảo Nghị quyết tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn, gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, áp dụng đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về cải thiện môi trường kinh doanh, nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Điều 4), dự thảo Nghị quyết quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng; xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng

Cùng với đó, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp. Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật.

Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Ưu tiên khắc phục hậu quả kinh tế thay cho xử lý hình sự

Về nguyên tắc xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh (Điều 5), dự thảo Nghị quyết quy định phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.

Theo đó, đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo. Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối với các vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật, phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, cần bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án; sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý trong doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.

Thẩm tra vấn đề trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, đa số ý kiến Ủy ban tán thành quy định tại Điều 2 về các cơ chế, chính sách được áp dụng chung đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối với một số cơ chế, chính sách cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện đối với đối tượng áp dụng, Nghị quyết quy định ngay tại các điều, khoản có liên quan hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết. Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm đúng đối tượng được hỗ trợ, ưu đãi, bảo đảm mục tiêu chính sách.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; nguyên tắc xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ, Hội đồng thẩm phán, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao quan tâm chỉ đạo xem xét, đánh giá lại công tác triển khai thực hiện để có giải pháp chấn chỉnh; sớm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng nội dung này sau khi Nghị quyết được ban hành.

Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều này sau khi Nghị quyết được ban hành, khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tại các luật liên quan để nâng cao hiệu lực pháp lý và bảo đảm tính ổn định, lâu dài của quy định.

Về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, đối với quy định tại khoản 4 Điều 7 dự thảo Nghị quyết, đề nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định này để tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất.

Theo Khoản 4, Điều 7 dự thảo: đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành lập mới sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, xác định diện tích đất đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để dành cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại.

Về hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, cơ quan thẩm tra nêu rõ: để bảo đảm chính sách hỗ trợ lãi suất tại khoản 1 Điều 9 dự thảo Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả, cần rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, bảo đảm quy định rõ ràng về tiêu chí xác định đối tượng cho vay.

Đồng thời thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết và Nghị quyết số 68-NQ/TW, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

Đọc thêm

Napas tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 2025 Kinh tế

Napas tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 2025

TTTĐ - Hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2025 và Tháng Khuyến Mãi Tập Trung do Sở Công Thương TP.HCM phát động, NAPAS phối hợp cùng các đối tác lớn triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi quy mô toàn quốc. Các chương trình ưu đãi không chỉ góp phần lan tỏa thói quen thanh toán số an toàn – tiện lợi, mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025 Kinh tế

Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025

TTTĐ - Trong hai ngày cuối tuần (14 và 15/6/2025) tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức diễn ra các hoạt động của Ngày không tiền mặt 2025 với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”
AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên Doanh nghiệp

AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên

TTTĐ - Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam Doanh nghiệp

Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, sáng 12/6, tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển, trao đổi về hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân Nông thôn mới

Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân

TTTĐ - Chiều 12/6, Ban Chấp hành Hội Nông dân Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Hội đồng Thẩm định Trung ương đã họp xét, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng từ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong suốt gần 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dung ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
SABECO kề vai đi lên, đồng hành cùng Việt Nam vươn cao Doanh nghiệp

SABECO kề vai đi lên, đồng hành cùng Việt Nam vươn cao

TTTĐ - Đó là thông điệp mà Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) muốn lan tỏa thông qua Hội nghị thường niên PRO Việt Nam vừa được tổ chức tại TP HCM với chủ đề "Khoa học công nghệ - Chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn".
Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND” Kinh tế

Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND”

TTTĐ - Trong 2 ngày 11 và 12/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”.
Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon Doanh nghiệp

Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon

TTTĐ - Sáng ngày 12/6, tại khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền, Công ty Cổ phần Shinec cùng đơn vị cung ứng dịch vụ đã tổ chức lễ “Công bố Giải pháp số quản lý phát thải Carbon cho KCN Nam Cầu Kiền - Hướng tới thị trường tín chỉ carbon”.
Xem thêm