Tag

Hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về nhãn mác

Bảo vệ người tiêu dùng 22/03/2023 14:31
aa
TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Đồng Nai vừa công bố hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong năm 2022 vi phạm về pháp luật về nhãn mác, có trụ sở, nhà máy sản xuất tại TP HCM.
Nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật bị phạt Phạt cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật giả do Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam sản xuất Bình Phước: Phạt nặng cửa hàng bán sản phẩm phân bón giả do Tập đoàn Lộc Trời phân phối

Theo công bố của ngành chức năng tỉnh Đồng Nai, các đơn vị, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vi phạm, bị phạt gồm:

Công ty TNHH VTNN Xuyên Á (địa chỉ ở xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP HCM) bị phạt 1 triệu đồng về hành vi kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn hàng hóa có hình ảnh không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa. Sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Akulagold 260 EW.

Công ty Cổ phần VicCoWin (địa chỉ ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM) bị phạt 800 nghìn đồng về hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn hàng hóa có hình ảnh không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó. Sản phẩm vi phạm là thuốc trừ bệnh Manco-M 72WP.

Nhiều Công ty thuốc BVTV tại TP HCM có sản phẩm vi phạm pháp luật
Vào giữa năm 2022, lực lượng tỉnh An Giang đã phát hiện một cơ sở có hành vi sản xuất thuốc BVTV giả

Công ty TNHH SX TMDV Hợp Thịnh (địa chỉ phường Thạnh Xuân, Q12, TP HCM) đã có hành vi vi phạm Kinh doanh hàng hóa có nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ. Sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Ktedo 85EC; Foron 40EC; Boema 50EC.

Công ty TNHH Hóa sinh Paris (địa chỉ tại Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM) bị phạt 1,6 triệu đồng do có hành vi vi phạm về nhãn đối với sản phẩm thuốc trừ sâu Thipro 550 EC.

Công ty TNHH TM XNK Poly Green (địa chỉ tại phường 12, quận Bình Thạnh, TP HCM) bị phạt 600 nghìn đồng do có hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ. Sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Kakasuper 120EW.

Cùng mức phạt là Công ty TNHH TM Duli (địa chỉ 218/4, Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, TP HCM) do kinh doanh hàng hóa có nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ đối với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Sul-Elong.

Nhiều Công ty thuốc BVTV tại TP HCM có sản phẩm vi phạm pháp luật
Hiện trường được lực lượng chức năng tỉnh An Giang phát hiện tại cơ sở sản xuất thuốc BVTV giả

Công ty TNHH Bagri (địa chỉ phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM) bị phạt 3 triệu đồng do có hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa có nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ. Sản phẩm vi phâm là thuốc trừ bệnh Ridoxanil 800WP.

Công ty Cổ phần Quốc tế Nano Nhật Bản (địa chỉ Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM) bị phạt 600 nghìn đồng do đã thực hiện kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi vượt đối tượng phòng trừ. Sản phẩm vi phạm là thuốc trừ rầy Thần Địch Trùng 200WP.

Cùng mức phạt trên là Công ty Cổ phần Hóa Nông Thụy Sỹ (địa chỉ ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM) do có hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa với nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ. Sản phẩm vi phạm thuốc trừ sâu Yapoko 250SC.

Ngoài ra hàng loạt công ty vi phạm "Kinh doanh hàng hóa có nhãn hàng hóa vượt đối tượng phòng trừ" như: Công ty TNHH Haaland Việt Nam (địa chỉ ở phương Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP HCM) bị phạt 1 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Yapoko 250SC.

Tương tự, Công ty TNHH Happy Agri (địa chỉ ở Phường 14, Quận 3, TP HCM) bị phạt 1 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Yapoke 250SC.

Công ty TNHH Kibu Agri (địa chỉ ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM) bị phạt 600 nghìn đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Somethrin 10EC.

Cùng mức phạt là Công ty Cổ phần NN Quốc tế Vinastar (địa chỉ tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP HCM) có sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Bacca 80WG.

Nhiều Công ty thuốc BVTV tại TP HCM có sản phẩm vi phạm pháp luật
Hàng năm, lực lượng chức năng tại các tỉnh thành phát hiện rất nhiều sản phẩm vi phạm có công ty, trụ sở đặt tại TP HCM

Công ty TNHH SXTM DV XNK Thành Tín (địa chỉ P8, quận Phú Nhuận, TP HCM) bị phạt 1,6 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Caymangold 33WP; thuốc trừ bệnh Hoanganhbul 72WP.

Công ty CP XNK Nông Trang Xanh (địa chỉ P8, quận Phú Nhuận, TP HCM) bị phạt 1 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Bacca 80WP.

Công ty Cổ phần nông nghiệp CMP (địa chỉ tại Phường 9, quận Gò Vấp, TP HCM) bị phạt 3 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ bệnh Phesolmanco-M72WP; Thuốc trừ bệnh Aikosen 80WP.

Công ty TNHH Agrohao VN (địa chỉ số 86, đường 13C, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM) bị phạt 1 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Pyenthoate 50EC.

Công ty Thảo Nguyên Xanh (số 35C Quán Tre, khu phố 5, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP HCM) bị phạt 3 triệu đồng với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ sâu Fortox 50EC.

Công ty TNHH ACVN (địa chỉ: Số B20, đường Cao Thị Chính, KDC Tân Thuận Nam, KP2, Phú Nhuận, TP HCM) bị phạt 1,6 triệu với sản phẩm vi phạm là thuốc trừ bệnh Niko 72WP.

Qua việc phát hiện hàng loạt đơn vị sản xuất, phân phối thuốc BVTV vi phạm quy định của pháp luật, rất cần lực lượng chuyên ngành tại TP HCM vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng "loạn" công ty thuốc BVTV, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, năng suất, chăm sóc cây trồng, cũng như hình ảnh của địa phương.

Văn Quân

Tin liên quan

Đọc thêm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Xem thêm