Tag

Hành hương về đất Phật

Văn hóa 26/06/2024 10:31
aa
TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
Kỳ vọng đón 100.000 nghìn lượt khách trong Tuần lễ Festival Huế 2024

Cái nôi của Phật giáo

Người ta nói rằng, Huế là sự đền bồi của tự nhiên dành cho thiệt thòi của dân miền Trung - những người đời đời vật lộn với thiên tai khắc nghiệt mà vươn lên, phát triển.

Ở Huế có nhiều thứ gây thương nhớ, ví dụ như đền đài lầu các vàng son xưa cũ của vương triều nhà Nguyễn, hay cái miệng cười của cô gái Kim Long. Người khác đem lòng tha thiết cùng trăng Vỹ Dạ, da diết cùng mưa Huế.

Vô xứ Huế - chuyến hành hương về đất Phật
Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa được coi là cổ nhất ở Huế, gắn liền với huyền thoại chọn đất đóng đô của chúa Nguyễn Hoàng, người mở ra thời đại 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn

Nhiều người biết rằng, Huế còn được gọi là đất "thần kinh", ghép từ hai yếu tố "kinh đô" và "thần bí". Như vậy đủ thấy rằng, niềm tin tôn giáo thấm vào đời sống, văn hoá, kiến trúc tại Huế rất sâu, tựa như dòng chảy bình lặng miệt mài của sông Hương rót vào lòng người Huế.

Tại Huế lưu giữ nhiều dấu tích của đạo Mẫu, không ít nhà thờ Thiên Chúa giáo và Đại đạo Tam kỳ Phổ độ... Tức là, người Huế mở đức tin với hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, về mặt tổng thể, đất Huế là cái nôi của phật giáo - nơi đây từng là kinh đô của đạo Phật trong nhiều thế kỷ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế khẳng định: “Huế là đất Phật, chùa Huế là một loại hình di sản khó nơi nào ở Việt Nam sánh bằng…".

Vô xứ Huế - chuyến hành hương về đất Phật
Nhân dân từ các miền Tổ quốc tới Huế bái Phật

Nhìn rất sâu vào lịch sử, Thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, có nhiều năm nghiên cứu về văn hoá Huế, cho biết, Phật giáo truyền vào Thuận Hóa (địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và phía Bắc Quảng Nam) từ thuở vùng đất này còn nằm trong lòng vương quốc Champa.

Tiếp sau đó, Phật giáo ngày càng phát triển hưng thịnh khi các chúa Nguyễn chọn Huế xây dựng thủ phủ của xứ đàng trong, rồi các thiền sư Việt Nam kế tục để cho các dòng thiền chảy dài đến ngày nay. Nhờ tinh thần Phật giáo sâu sắc suốt nhiều thế kỷ, Huế trở thành vùng đất số lượng chùa nhiều và mật độ chùa dày nhất của Việt Nam.

Không kể các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Huế còn lưu giữ, bảo tồn trên 100 ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình, các nghi lễ Phật giáo và hoạt động phật sự tôn nghiêm. Các tín đồ Phật giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh, trong đó, có 1.035 tu sĩ, 563 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường…

Vô xứ Huế - chuyến hành hương về đất Phật
Du lịch tâm linh trở thành "đặc sản" hút khách của Huế

Trong những ngôi chùa nổi danh tại Huế không thể không kể tới chùa Thiên Mụ - ngôi chùa được coi là cổ nhất ở Huế, gắn liền với huyền thoại chọn đất đóng đô của chúa Nguyễn Hoàng, người mở ra thời đại 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn.

Chùa Thiên Mụ được vua Thiệu Trị xếp vào “Thần kinh nhị thập cảnh” (20 cảnh đẹp của đất thần kinh), ngày nay được xem là biểu tượng tâm linh và du lịch của người dân Cố đô Huế.

Bên cạnh đó, du khách đến với phố cổ Gia Hội nên ghé thăm chùa Diệu Đế - một trong những ngôi Quốc tự ở Huế. Nếu thích sự trải nghiệm độc đáo, chùa Từ Hiếu là một lựa chọn khó thay thế.

Chùa Từ Hiếu được xây dựng vào năm 1843, gắn với câu chuyện cảm động về lòng hiếu đạo của Thiền sư Nhất Định với mẹ già...

Đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh

Như đã nói ở trên, Phật giáo Huế đã khẳng định những bước tiến vững chắc và xác lập vị thế quan trọng trong sự phát triển, hình thành một di sản văn hóa đa dạng và phong phú trong di sản văn hóa Huế. Đó là hệ thống chùa tháp, pháp khí, tượng, ván khắc đồ sộ; tính đa dạng trong hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất của những ngôi chùa Huế.

Bên cạnh các thực thể kiến trúc chùa chiền, những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn xướng mang hơi thở của phật giáo xứ đàng trong nói chung và phật giáo xứ Huế nói riêng; sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng - phật tử, văn hóa ẩm thực chay đặc sắc và độc đáo… phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, được luân chuyển một cách lặng lẽ trong đời sống thường nhật, trong mạch nguồn văn hóa Huế.

Vô xứ Huế - chuyến hành hương về đất Phật
Hoà thượng Thích Huệ Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban hành pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hoà thượng Thích Huệ Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban hành pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có lời rằng: Ngày nay, sự tồn tại và phát triển hài hòa của thành phố Huế cổ kính bên cạnh thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa có sự góp mặt của Phật giáo.

Hoà thượng cho biết thêm rằng, tại Huế, các lễ hội truyền thống như Phật đản, Vu lan, Quán thế âm và nhiều hoạt động mang tính xã hội như cầu quốc thái dân an, cầu siêu các anh hùng liệt sỹ, diễu hành xe hoa, phóng đăng, triển lãm, ẩm thực chay, thuyết trình... được tổ chức trang trọng hằng năm đã thu hút đông đảo tín đồ, nhân sỹ, trí thức, sinh viên, Nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Vô xứ Huế - chuyến hành hương về đất Phật
Đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô có dịp thăm Đại nội và trải nghiệm văn hoá Huế

"Chính những hoạt động Phật sự này đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống sinh hoạt thường ngày, đồng thời truyền dạy cho thế hệ trẻ ngày càng được biết đến nền văn hóa dân tộc.

Các lễ hội Phật giáo cũng góp một vai trò quan trọng trong những dịp Festival Huế, nhằm tôn vinh văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, thu hút đông đảo du khách, đem lại những thành công trong sự phát triển kinh tế và văn hóa đất nước", Hoà thượng Thích Huệ Phước cho biết.

Đọc thêm

Những tà áo dài khoe sắc trong gió thu Hà Nội Văn hóa

Những tà áo dài khoe sắc trong gió thu Hà Nội

TTTĐ - 12 nhà thiết kế (NTK) từ mọi miền đất nước mang đến những bộ sưu tập (BST) áo dài muôn sắc muôn màu, tung bay trong gió thu Hà Nội, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Nâng cao giá trị văn hóa đọc, mở rộng tầm nhìn tri thức Văn học - Nghệ thuật

Nâng cao giá trị văn hóa đọc, mở rộng tầm nhìn tri thức

TTTĐ - Tối 27/9, tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” chính thức khai mạc. Đây là dịp để tạo nên một không gian văn hóa đa sắc màu, không chỉ nâng cao giá trị văn hóa đọc mà còn mở rộng tầm nhìn tri thức cho người dân Hà Nội và du khách.
Tình yêu Thủ đô thể hiện qua từng tác phẩm “Hà Nội trong tôi” Văn học - Nghệ thuật

Tình yêu Thủ đô thể hiện qua từng tác phẩm “Hà Nội trong tôi”

TTTĐ - Sáng 27/9, tại Phố sách Hà Nội 19/12, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Sự kiện là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hoa hậu Đa văn hóa Thế giới Văn hóa

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hoa hậu Đa văn hóa Thế giới

TTTĐ - Cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa Thế giới - Miss Multicultural World dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2025 tại Hà Nội với sự tham gia của 50 thí sinh đại diện cho 50 quốc gia. Có thể nói đây là cuộc thi nhan sắc có bản quyền quốc tế đầu tiên do người Việt khởi xướng.
46 tác phẩm đạt giải Sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội Văn hóa

46 tác phẩm đạt giải Sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội

TTTĐ - Chiều 26/9, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức trao giải thưởng và ra mắt ấn phẩm Cuộc thi sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội. 46 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh trong hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ra mắt cuốn sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình" Văn học - Nghệ thuật

Ra mắt cuốn sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình"

TTTĐ - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A phối hợp tổ chức tọa đàm và ra mắt cuốn sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình". Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
"Giải mã" sức hút của "Hoa sữa về trong gió" Điện ảnh - Âm nhạc

"Giải mã" sức hút của "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Với câu chuyện tình cảm gia đình tràn đầy yêu thương và những cảnh quay đẹp mắt đặc trưng của Hà Nội, bộ phim "Hoa sữa về trong gió" đã có sức hút mạnh mẽ với người xem.
Đạo diễn Mạnh Tưởng dành 3 tháng lên ý tưởng Hoa hậu Yoga Giải trí

Đạo diễn Mạnh Tưởng dành 3 tháng lên ý tưởng Hoa hậu Yoga

TTTĐ - Hoa hậu Yoga Việt Nam sẽ diễn ra vòng chung kết tại Ninh Bình ngày 19/10 tới đây. Đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức.
Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung Văn hóa

Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

TTTĐ - Với bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội” nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung gửi gắm lời tri ân và tình cảm của mình tới mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây cũng là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của một người con Hà Nội, luôn yêu thương mảnh đất này bằng cả trái tim mình.
Tôn vinh khí chất phụ nữ với thời trang công sở hiện đại Thời trang - Làm đẹp

Tôn vinh khí chất phụ nữ với thời trang công sở hiện đại

TTTĐ - Thời trang công sở hiện đại giúp chị em tự tin hơn để thể hiện cá tính bản thân, mở ra nhiều cơ hội mới trong công việc cũng như đời sống.
Xem thêm