Hiểm nguy rình rập của các nhà báo tác nghiệp tại Dải Gaza
CPJ cho biết số nhà báo thiệt mạng bao gồm 26 người Palestine, 4 người Israel và một người Lebanon. Ngoài ra, CPJ cho biết thêm rằng họ đang điều tra “nhiều báo cáo chưa được xác nhận” về các nhà báo mất tích và những người khác có thể bị giết, bị giam giữ hoặc bị thương.
Trước đó, CPJ cũng nhận định đây là “thời kỳ nguy hiểm nhất” đối với các nhà báo đưa tin về cuộc xung đột kể từ năm 1992 cho đến nay.
Môi trường làm việc vất vả, đầy hiểm nguy
Đối với những nhà báo đang đưa tin về cuộc chiến ở Gaza, những chiếc lều bạt dựng ngay trong sân bệnh viện đã trở thành phòng làm việc vào ban ngày và nơi tá túc vào ban đêm.
Một số làm việc cho các cơ quan truyền thông địa phương. Những người khác làm việc cho các tổ chức tin tức quốc tế. Tuy nhiên, tựu chung lại tất cả đều phải đối đầu với một thử thách giống nhau khi họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ giữa tình trạng bạo lực và gian khổ do cuộc chiến Israel - Hamas gây ra.
Các nhà báo ẩn nấp khi nghe thấy tiếng còi cảnh báo về một cuộc tấn công tên lửa sắp tới từ Gaza ngày 23/10 (Ảnh: AFP) |
Các đại diện truyền thông trên lãnh thổ Palestine, trong đó có hãng thông tấn Pháp AFP, từng làm việc tại các văn phòng ở thành phố Gaza. Tuy nhiên, các đòn pháo kích dữ dội phá hủy nhiều tòa nhà đã buộc các cơ quan báo chí phải cử phóng viên về phía Nam, mặc dù các cuộc tấn công của Israel đã diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ Gaza.
Hàng trăm nhà báo hiện sống và làm việc trong lều bạt tại Bệnh viện Nasser thuộc thành phố Khan Yunis. Khi không ra ngoài lấy tin, họ ở lều làm việc vào ban ngày và ngủ lại vào ban đêm, nếu pháo kích không xảy ra quá gần.
Khuôn viên bệnh viện Nasser đầy ắp các nam, nữ phóng viên mặc áo in dòng chữ “Báo chí”. Họ đội mũ bảo hiểm vì thường xuyên xảy ra các vụ nổ nguy hiểm gần đó.
Bệnh viện Nasser, điều kiện vệ sinh chỉ ở mức cơ bản. Ít nhất máy phát điện tại bệnh viện này có thể giúp các nhà báo sạc điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh và các thiết bị khác để có thể tiếp tục công việc. Nguồn cung cấp nước thường xuyên bị cắt và không có phòng tắm.
Bên trong lều, một số người ngủ trên nệm, những người khác nằm ngay trên mặt đất, đắp tạm lên người bất cứ thứ gì họ tìm thấy. Để có không gian riêng tư, nhiều phụ nữ phải ngủ trong ô tô đậu ở khuôn viên bệnh viện.
Hàng trăm nhà báo hiện sống và làm việc trong lều bạt tại Bệnh viện Nasser thuộc thành phố Khan Yunis (Ảnh: AFP) |
Bà Wissam Yassin tại kênh truyền hình tiếng Arab Alhurra của Mỹ cho biết bà đã làm việc ở Bệnh viện Nasser được hai tuần. Bà ngủ trong xe và uống rất ít nước để không phải đi vệ sinh.
Các vụ đánh bom nổ ra ở xung quanh bệnh viện khiến bà cùng đồng nghiệp nhiều lần phải bỏ máy quay để chạy và không lên sóng trực tiếp được
Anh Mohammad Daher là phóng viên tại đài truyền hình Roya của Jordan. Anh sơ tán gia đình từ thành phố Gaza đến Nuseirat, sau đó cùng các đồng nghiệp làm việc tại Bệnh viện Nasser ở Khan Yunis.
“Tôi đã vài ngày rồi không cạo râu. “Tôi sẽ cạo râu khi chiến tranh kết thúc. Chúng tôi hầu như không thể sử dụng nhà vệ sinh”, Daher nói.
Theo anh Nizar Saadawi, 36 tuổi phóng viên đài TRT World (Thổ Nhĩ Kỳ), ngoài những thách thức về vệ sinh, họ còn gặp phải thử thách về liên lạc do các vụ tấn công gây thiệt hại cơ sở hạ tầng.
Mất người thân vì xung đột ở Gaza
Những nhà báo không chỉ trả giá mạng sống của mình mà cả những người thân trong gia đình.
Nhà báo Wael Dahdouh - trưởng đại diện của hãng tin Al Jazeera tại Gaza mới đây cho biết vợ, con trai, con gái của ông đã thiệt mạng trong 1 cuộc không kích tại dải Gaza.
Tối 25/10, những người thân nhất của nhà báo al Dahdouh đã qua đời trong một cuộc tấn công ở Nuseirat, trung tâm Gaza. Thậm chí, lúc đó ông đang phát sóng để đưa tin trực tiếp về chiến sự khốc liệt này thì được thông báo rằng ngôi nhà mà gia đình ông đang trú ẩn đã bị tấn công.
Cố gắng quên đi nỗi đau trước mất mát quá lớn để tiếp tục sứ mệnh của mình, nhà báo Dahdouh hôm 27/10 đã trở lại tiền tuyến, mặc trang phục báo chí chia sẻ: “Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải quay lại trước ống kính và kết nối với các bạn nhanh nhất có thể bất chấp nỗi đau sâu sắc và những vết thương tinh thần còn nguyên vẹn”.
Những nhà báo đặc biệt TTTĐ - Không chỉ làm báo mà họ còn có sở trường làm kinh tế giỏi, sáng tác thơ, diễn xuất, làm thiện nguyện... lan ... |
Phóng viên “chiến trường” tại SEA Games 31 - chuyện bây giờ mới kể TTTĐ - “Nằm vùng” gần nửa tháng trong kỳ SEA Games 31, những “chiến binh” thầm lặng của các cơ quan thông tấn, ... |
Nhà báo quốc tế trên “trận tuyến Covid-19” Gần 4 tháng “oanh tạc”, virus SARS-CoV-2 đã khiến cả thế giới chìm trong cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt. Tất cả, không trừ ... |