Hỗ trợ làn sóng khởi nghiệp
![]() |
Nhiều ý kiến đại biểu cũng nhấn mạnh, hệ thống cơ quan nhà nước phải tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm, cải thiện nhanh chóng và thực chất môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ làn sóng khởi nghiệp; tạo điều kiện để thị trường phát triển và tự điều tiết một cách tự nhiên...
Ông Nguyễn Ánh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn tăng tốc qua các năm nhưng đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, do những bất lợi về khách quan trên thị trường quốc tế và bên cạnh là những yếu kém, hạn chế nội tại chưa được khắc phục kịp thời.
![]() |
Từ đó, các cơ quan chức năng cần tập trung tháo gỡ rào cản kinh doanh, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý, nhất là xử lý nợ xấu, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt về tài khóa và thị trường vốn, tiền tệ... Ngoài ra, cần tính đến phương án tối ưu khi đàm phán, tham gia TPP trong tương lai gần cũng như đối với việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do nói chung.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian tới, nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ cần kiên trì, thực hiện tốt cam kết của một Chính phủ kiến tạo, phục vụ, vì doanh nghiệp và sự thịnh vượng xã hội.
Bên cạnh đó, cần chủ động nhận diện các tồn tại, quyết tâm cải cách và xóa bỏ tệ tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm để bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng. Đặc biệt, Chính phủ nên nhất quán quan điểm phát triển bền vững, điều hành theo quy luật thị trường cũng như không can thiệp hành chính thuần túy, làm méo mó thị trường.
Theo TS Đặng Thị Thu Hoài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, vấn đề là xác định việc đổi mới mô hình tăng trưởng đang ngày càng cấp bách để phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững trong bối cảnh hội nhập; trong đó, cần xác định rõ, toàn diện về cơ hội và thách thức để chủ động thực hiện.
Nền kinh tế cần được chuuyển dịch cơ cấu, theo chiều sâu, thông qua việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thuộc các ngành kinh tế; nhất là với các ngành có tiềm năng, thế mạnh; tiếp theo là kiên trì việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới việc gia tăng năng suất lao động-vốn là điểm yếu kéo dài của nền kinh tế và đe dọa sức tăng trưởng thời gian qua.
“Chính phủ cũng huy động hợp lý kết hợp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; đặc biệt, cần có biện pháp bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận nguồn lực giữa các doanh nghiệp, tránh lãng phí hoặc xung đột, chồng chéo về lợi ích...Đã đến lúc từ bỏ tư duy tăng trưởng theo mô hình chiều rộng, kiểm soát các ngành thâm dụng lao động và tài nguyên, năng lượng”, TS Đặng Thị Thu Hoài nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tái định nghĩa nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TP Hồ Chí Minh hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên
