Tag

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển

Kinh tế 15/05/2025 10:02
aa
TTTĐ - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở TP Hồ Chí Minh vẫn đang gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp này nên mở rộng quan hệ quốc tế, học tập mô hình, cách thức của nước bạn để phát triển.
TP Hồ Chí Minh: Tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Lấy kinh nghiệm từ Singapore để tạo đột phá

Theo GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chuyến thăm Singapore và có bài phát biểu quan trọng tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thể hiện tinh thần quyết tâm và sự chủ động của Việt Nam.

Tại đây, Tổng Bí thư nhấn mạnh nếu được phát huy tốt, kinh tế tư nhân sẽ tạo ra những đột phá lớn, mở ra tiềm năng phát triển to lớn cho đất nước.

Tuy nhiên, theo GS.TS Vũ Minh Khương, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung ở trong nước đang gặp phải nhiều hạn chế về thể chế, gây ra những điểm nghẽn nghiêm trọng. "Nhiều quy định hiện hành có vẻ như cho phép tồn tại nhưng lại không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế khó có bước đột phá", GS.TS Vũ Minh Khương đánh giá.

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển
GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore (Ảnh: VGP)

Lấy kinh nghiệm từ quốc tế, GS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tập trung vào những điểm chính. Trong đó, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 - 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững.

"Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam hiện nay đang thiên về tăng trưởng hơn là tiến hóa. Tiến hóa mới là yếu tố giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt công nghệ và đổi mới sáng tạo...", vị này đánh giá.

GS.TS Vũ Minh Khương cũng đề nghị, TP Hồ Chí Minh nên rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành để từ đó rút kinh nghiệm, tạo đột phá; cần lập bản đồ cải biến các ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng đột phá, nâng cao năng suất, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, vị này cũng đề xuất TP Hồ Chí Minh nên cử một tổ công tác, phối hợp với các cơ quan Trung ương sang Singapore học tập mô hình quản lý của họ. Nếu học tập mô hình Singapore, TP Hồ Chí Minh chỉ cần đầu tư vài triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nhưng có thể thu về hàng tỉ USD từ sự phát triển của khu vực này.

"Tôi thấy cách làm của Singapore rất hiệu quả. TP Hồ Chí Minh nên đi đầu trong việc thực hiện các cải cách này. Nếu làm tốt, 400.000 hộ kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi và cơ hội phát triển", GS.TS Vũ Minh Khương nêu ý kiến.

Tham khảo 7 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, mô hình kinh tế tư nhân của Trung Quốc là bài học thực tiễn rất đáng học hỏi.

Ông cho biết: "Tổng Bí thư Trung Quốc gần đây đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp tư nhân, thể hiện sự thay đổi từ "kiểm soát" sang "kiến tạo" để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Hiện nay, kinh tế tư nhân của Trung Quốc (bao gồm cả hộ kinh doanh) đóng góp khoảng 60% GDP và 50% ngân sách Nhà nước.

Trong khi đó, kinh tế tư nhân của Việt Nam mới đóng góp khoảng 50% GDP và 30% ngân sách Nhà nước, cho thấy tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn".

Vì vậy, vị này góp ý, TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có thể tham khảo 7 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc để phát triển kinh tế tư nhân

Theo TS Cấn Văn Lực, đầu tiên, chúng ta cần có sự thống nhất và nhất quán về tư duy đối với kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là "động lực quan trọng nhất" trong tăng trưởng kinh tế và là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đó, ông cho rằng cần hoàn thiện thể chế, nhất là đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. "Nên sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuống 15% - 17% thay vì 20% hiện tại. Cần quyết liệt cắt giảm 30% thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh và thời gian giải quyết công việc hành chính", TS Cấn Văn Lực góp ý.

Học hỏi quốc tế để kinh tế tư nhân TP Hồ Chí Minh phát triển
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Hoàng Triều)

Kinh nghiệm thứ ba là bậc quản lý phải phân loại doanh nghiệp để có chính sách quản lý phù hợp theo quy mô và tính chất hoạt động; chính sách và cơ chế hỗ trợ phải khác nhau cho doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, tránh áp dụng chung một khung quản lý cho tất cả.

"Thứ tư, cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp dựa trên mức độ đóng góp thực tế cho ngân sách, việc làm và xã hội", TS Cấn Văn Lực nêu ý kiến.

Điều thứ năm, theo TS Cấn Văn Lực là chính quyền cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo doanh nghiệp tư nhân được thực hiện đầy đủ ba quyền cơ bản: Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm và quyền cạnh tranh bình đẳng.

Bài học thứ sáu là phải khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ, miễn thuế thu nhập trong "3 - 5 năm đầu" để nuôi dưỡng nguồn thu; đơn giản hóa thủ tục thành lập và hỗ trợ họ trong công tác kế toán, quản lý.

Cuối cùng, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng cần tuân thủ pháp luật, nâng cao chuẩn mực và đạo đức kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Vị này chia sẻ thêm, Trung Quốc có đến 55 triệu doanh nghiệp trong khi Việt Nam chỉ mới phấn đấu lên 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2025.

"Như vậy, số lượng doanh nghiệp họ gấp 55 lần Việt Nam trong khi dân số họ chỉ gấp 15 lần ta. Do vậy, Việt Nam phải phấn đấu lên 4 triệu doanh nghiệp chứ không phải lên 1,5 hay 2 triệu doanh nghiệp", TS Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

TP Hồ Chí Minh cần xác định thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia Chính sách công, TP Hồ Chí Minh muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ cần cụ thể hóa một số nội dung quan trọng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Trước hết, cần xác định rõ thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức.

Việc thống kê, đánh giá cụ thể năng lực sản xuất - kinh doanh của khu vực này là điều kiện cần thiết để xác định đúng mức độ đóng góp vào GDP và ngân sách Nhà nước. Chính thức hóa hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là một bước đi quan trọng đối với TP Hồ Chí Minh trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tư nhân.

Đọc thêm

Napas tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 2025 Kinh tế

Napas tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 2025

TTTĐ - Hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2025 và Tháng Khuyến Mãi Tập Trung do Sở Công Thương TP.HCM phát động, NAPAS phối hợp cùng các đối tác lớn triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi quy mô toàn quốc. Các chương trình ưu đãi không chỉ góp phần lan tỏa thói quen thanh toán số an toàn – tiện lợi, mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025 Kinh tế

Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025

TTTĐ - Trong hai ngày cuối tuần (14 và 15/6/2025) tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức diễn ra các hoạt động của Ngày không tiền mặt 2025 với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”
AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên Doanh nghiệp

AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên

TTTĐ - Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam Doanh nghiệp

Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, sáng 12/6, tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển, trao đổi về hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân Nông thôn mới

Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân

TTTĐ - Chiều 12/6, Ban Chấp hành Hội Nông dân Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Hội đồng Thẩm định Trung ương đã họp xét, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng từ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong suốt gần 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dung ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Nghị quyết 68-NQ/TW đã mở ra nhiều cơ chế thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, trong đó có cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng - vốn. Các chính sách ưu tiên tín dụng trong Nghị quyết số 68-NQ/TW có ý nghĩa như “trục xoay” để chuyển mô hình cho vay từ “thế chấp - kiểm soát” sang “dữ liệu - đồng hành”, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội giải bài toán chi phí vốn, đồng thời, thúc đẩy ngân hàng - FinTech liên kết sâu hơn.
Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND” Kinh tế

Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND”

TTTĐ - Trong 2 ngày 11 và 12/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”.
Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon Doanh nghiệp

Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon

TTTĐ - Sáng ngày 12/6, tại khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền, Công ty Cổ phần Shinec cùng đơn vị cung ứng dịch vụ đã tổ chức lễ “Công bố Giải pháp số quản lý phát thải Carbon cho KCN Nam Cầu Kiền - Hướng tới thị trường tín chỉ carbon”.
Xem thêm