Tag

Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?

Giáo dục 09/09/2020 10:09
aa
TTTĐ - Những ngày đầu tiên của năm học 2020 - 2021, dù còn nhiều khó khăn khi làm quen với trong môi trường học tập mới nhưng những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn vẫn không vì thế mà mất đi sự ngây thơ, hồn nhiên liên tục hỏi cô: “Sắp được ăn chưa cô ơi?”.
Cận cảnh bữa ăn bán trú của học sinh tiểu học trong ngày đầu tiên quay lại trường Bữa ăn bán trú tươi, sạch của trẻ mầm non Hà thành sau thời gian nghỉ dài vì dịch Quản lý bữa ăn bán trú cho học sinh: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm sai phạm

Bữa ăn bán trú đối với trẻ lớp 1 cũng vì thế mà thêm nhiều phần thú vị, đặc sắc hơn. Trường học đã chuẩn bị bữa ăn như thế nào cho các con để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh?

Phóng viên đã có dịp ghi nhận bữa ăn bán trú dành cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Quy trình của bếp ăn khép kín được dán công khai tại bếp ăn trường Tiểu học Nguyễn Du, phụ huynh có thể giám sát, kiểm tra bất cứ lúc nào
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Thực đơn hàng tuần được nhà trường niêm yết tại khu vực bếp đồng thời đăng công khai trên website để phụ huynh theo dõi đồng thời phối hợp điều chỉnh thực đơn tại nhà để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Quy trình rửa rau 3 bước được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Sau khi chế biến sau, thức ăn sẽ được kiểm tra một lần nữa rồi chia vào từng xe giữ nhiệt để đưa đến các lớp học
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Trong lúc chờ cơm, các bạn nhỏ xếp hàng ngay ngắn rửa tay sạch sẽ...
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Các giáo viên chia cơm cho học sinh ngay tại lớp
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Với thực đơn phong phú, đa dạng, dù mới chỉ đi học được vài ngày, nhưng học sinh lớp 1 đã nhanh chóng thích thú với bữa ăn bán trú. Nhiều học sinh ăn đến bát 2, bát 3...
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Bà Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du cho biết: Trong những ngày đầu tiên của năm học mới, các thầy cô dành sự quan tâm đặc biệt cho học sinh lớp 1 để rèn thói quen, giúp học sinh nhanh chóng vào nếp. Các con thích nghi môi trường mới rất tốt
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Trẻ hào hứng với bữa ăn bán trú tại trường
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Mỗi suất ăn bán trú cho học sinh có giá 30.000 đồng/ngày. Học sinh uống thêm sữa học đường, tiền ăn là 33.000 đồng/ngày. Nhà trường cũng hỗ trợ 14 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được uống sữa học đường miễn phí
Học trò lớp 1 hào hứng với bữa ăn bán trú như thế nào?
Máy lọc nước và cốc uống nước dành cho học sinh được sắp xếp ngay ngắn, vệ sinh

Bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du cho biết: Quy trình bếp ăn khép kín được nhà trường thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của đại diện cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường. Hằng ngày, việc giao nhận thực phẩm diễn ra từ 6h30 - 7h sáng. Thành phần giám sát quy trình giao nhận gồm có đại diện: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, Công đoàn, đại diện cha mẹ học sinh, bảo vệ. Chỉ khi nào việc giao nhận hoàn thành, thực phẩm mới được bàn giao cho nhà bếp để chế biến…

Các thành viên tham gia giám sát cũng được tập huấn để hiểu rõ mình sẽ giám sát những gì? Ví dụ như đối với thực phẩm phải có tem mác đầy đủ theo quy định an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, đúng đơn vị cung cấp được niêm yết, đúng định lượng, số lượng.

Để đưa ra được quy trình ấy, công tác chuẩn bị cho bữa ăn bán trú được thực hiện từ cuối năm học trước. Bà Diệu Ngọc chia sẻ: "Nhà trường sẽ họp với phụ huynh để đánh giá lại đơn vị cung cấp thực phẩm của năm học trước hoặc xem xét hồ sơ mời thầu đối với đơn vị mới. Đơn vị cung cấp thực phẩm phải có đủ hồ sơ năng lực, chứng nhận. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn chỉ được thực hiện khi có sự đồng thuận của phụ huynh".

Tin liên quan

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm