Hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND thành phố
HĐND TP Hà Nội chất vấn việc quản lý khai thác cát trên lòng sông HĐND TP Hà Nội: Quyết liệt, linh hoạt trong triển khai nhiệm vụ |
Nghị quyết quy định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP và Văn phòng HĐND TP.
![]() |
Chánh Văn phòng HĐND TP Lê Minh Đức trình bày tờ trình tại kỳ họp |
Điều khoản chuyển tiếp của Nghị quyết nêu rõ, biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP sau khi được thành lập không vượt quá số lượng biên chế công chức được phê duyệt của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND TP trước khi thực hiện thí điểm hoặc hợp nhất.
Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP sau khi được thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.
HĐND TP giao Thường trực HĐND TP thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, báo cáo cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ để quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP và thực hiện xem xét, đánh giá công chức đối với Chánh Văn phòng theo quy định.
Thường trực HĐND TP chỉ đạo Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP sau khi được bổ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng Quy chế làm việc của Văn phòng; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng thuộc Văn phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND TP; Rà soát, xây dựng và hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng sau khi thành lập; Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để được giao biên chế theo đúng quy định; Báo cáo Thường trực HĐND TP để thực hiện các cơ chế chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động dôi dư sau kiện toàn, sắp xếp tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.
HĐND TP cũng giao UBND TP chỉ đạo các cơ quan liên quan bố trí trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP bảo đảm sử dụng cơ sở vật chất phù hợp và hiệu quả; Đồng thời phối hợp với Thường trực HĐND TP báo cáo HĐND TP quyết định bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
UBND TP cũng phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP theo quy định để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và bố trí biên chế phù hợp; Chỉ đạo giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP sau khi thành lập được thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định khác của thành phố; Chỉ đạo tổ chức tiếp nhận cơ sở vật chất, kinh phí và biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do Văn phòng Quốc hội chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng
