Tag
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024

Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng

Nghệ thuật 08/11/2024 18:30
aa
TTTĐ - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có hơn 100 hoạt động, hơn 1000 tác phẩm sáng tạo cùng sự góp sức của trên 500 người thực hành thiết kế sáng tạo. Nhiều hoạt động hưởng ứng trải rộng khắp các địa phương tại Thủ đô. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của Lễ hội trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ là đối tượng hướng đến của Lễ hội, mà Lễ hội cũng trở thành nơi quy tụ sức sáng tạo mạnh mẽ của cộng đồng.
“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng Sống đẹp là khi có đóng góp tích cực cho cộng đồng

Quy tụ nhiệt tâm

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm nay bước sang năm thứ 4 tổ chức và một trong những điều đáng tự hào là sự tham gia đông đảo của các kiến trúc sư, nghệ sĩ, chuyên gia, các nhóm sáng tạo, các nhà tổ chức, các nhà quản lý, các cơ quan, doanh nghiệp, hay đơn giản là những người yêu hoạt động sáng tạo. Tất cả đều mang nhiệt tâm đóng góp cho Lễ hội, cùng nhau thúc đẩy công nghiệp văn hóa của Hà Nội phát triển.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" cam kết tiếp tục thúc đẩy cho quá trình phát triển mạng lưới nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và việc ra mắt Trung tâm Điều phối hoạt động Sáng tạo của thành phố Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng 11 năm 2024.

“Thánh đường tri thức” nơi Tòa nhà Đại học Tổng hợp - 19 Lê Thánh Tông sẽ trở thành “thánh đường triển lãm” qua tổ hợp nghệ thuật “Cảm thức Đông Dương” quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, sáng tạo cùng đóng góp
“Thánh đường tri thức” nơi Tòa nhà Đại học Tổng hợp - 19 Lê Thánh Tông sẽ trở thành “thánh đường triển lãm” qua tổ hợp nghệ thuật “Cảm thức Đông Dương” quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, sáng tạo cùng đóng góp

Được truyền cảm hứng từ vẻ đẹp của không gian được mệnh danh là “thánh đường tri thức”, 18 nghệ sĩ đã biến không gian của tòa nhà Đại học Tổng hợp thành một “thánh đường” triển lãm mang tên “Cảm thức Đông Dương” - với 22 tác phẩm trưng bày và sắp đặt ánh sáng. Ở vị trí giám tuyển là nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, cùng với các nghệ sĩ Triệu Minh Hải, Ngô Hương, Trần Hậu Yên Thế, Phạm Ngọc Trâm, Lâm Na...

Các nghệ sĩ cùng nhau trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương bằng thẩm mỹ nghệ thuật đương đại. Đây sẽ là một điểm nhấn đầy rung cảm về kiến trúc, nghệ thuật, hình ảnh và âm thanh - những tương tác nghệ thuật không nhất thiết và không thể diễn đạt bằng ngôn từ.

Pavilion “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ được nhiều kiến trúc sư dày công sắp đặt những tương tác sáng tạo giữa người tham quan với chính di sản
Pavilion “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ được nhiều kiến trúc sư dày công sắp đặt những tương tác sáng tạo giữa người tham quan với chính di sản

Ở một điểm nhấn khác, các giám tuyển Vân Đỗ, Lê Thuận Uyên, Phạm Minh Hiếu cùng với các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động sáng tạo biến Cung Thiếu nhi Hà Nội thành tổ hợp triển lãm, hoạt đồng cộng đồng mang tên “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” với 41 hoạt động từ sắp đặt công trình kiến trúc, trưng bày, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật đến trải nghiệm sáng tạo và vui chơi cộng đồng.

Pavilion “Rồng Rắn lên mây” hứa hẹn mang trải nghiệm sáng tạo mới và hấp dẫn cho khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tới đây
Pavilion “Rồng Rắn lên mây” hứa hẹn mang trải nghiệm sáng tạo mới và hấp dẫn cho khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tới đây

Các công trình kiến trúc biểu tượng (pavilion) “Hành lang Thơ Ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng Rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với sự góp sức của kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hà Thắng và các kiến trúc sư, nhà điêu khắc đã tạo ra cuộc đối thoại giữa công trình biểu tượng với di sản, kết nối giữa truyền thống và hiện tại, làm đường dẫn, khơi gợi và làm gia tăng sức hấp dẫn của di sản.

Đánh thức tinh thần sáng tạo của cộng đồng

Năm nay, trên tuyến “Giao lộ sáng tạo” dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo, Ban Tổ chức còn “gửi gắm” tuyến trải nghiệm về Kinh tế sáng tạo, hướng đến tương lai sáng tạo. Điểm khởi đầu của “Trục Kinh tế Sáng tạo” Tràng Tiền là Triển lãm Ý tưởng Thiết kế Sáng tạo sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Ngoài ra còn có các hoạt động trưng bày được giới thiệu tại Nhà Triển lãm (số 45 Tràng Tiền), Phòng triển lãm (số 61 - 63 Tràng Tiền); các hoạt động tại Rạp Công nhân như kịch nói, nghệ thuật trình diễn dân gian, hoạt động hội chợ giới thiệu các sản phẩm sáng tạo.

Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng - điểm đầu Trục Kinh tế Sáng tạo - sẽ trưng bày nhiều câu chuyện sáng tạo từ chính cộng đồng, Nhân dân
Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng - điểm đầu Trục Kinh tế Sáng tạo - sẽ trưng bày nhiều câu chuyện sáng tạo từ chính cộng đồng, Nhân dân

Các hoạt động đường phố như biểu diễn xiếc, nghệ thuật, trình diễn thời trang, hoạt động cộng đồng; các không gian triển lãm, các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh với những hoạt động, trang trí… chính là những yếu tố cộng hưởng nhằm thu hút cộng đồng tham gia và khám phá, đối thoại trên nền tảng lịch sử, ký ức cộng đồng cùng Lễ hội.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Kiến trúc (đơn vị đồng tổ chức Lễ hội) cho biết ngoài việc khơi gợi các giá trị di sản đã quen thuộc với người dân Hà Nội, Lễ hội năm nay còn mong muốn đánh thức tinh thần sáng tạo của cộng đồng.

Một thông điệp quan trọng là lễ hội không chỉ dành cho nghệ sĩ, mà là của tất cả mọi người dân Hà Nội, hãy cùng chung tay và tạo nên lễ hội của chính mình. Điều thú vị là Lễ hội đã tạo được sự cộng hưởng trong cộng đồng, không chỉ thu hút những người làm thiết kế sáng tạo mà còn thu hút những cá nhân và tổ chức đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Đây chính là một điểm khác biệt nổi bật của lễ hội.

Tất cả các hoạt động Lễ hội đều hướng tới cộng đồng và mở cửa cho tất cả mọi người, ở các quy mô khác nhau. Có đến 35 triển lãm và trưng bày; 21 hoạt động cộng đồng; 19 hoạt động trình diễn, biểu diễn và hội chợ được tổ chức trên tuyến Lễ hội.

Pavilion “Hành lang Thơ Ngây” cùng nhiều hoạt động giàu tính tương tác trong khuôn viên Cung Thiếu nhi trở thành không gian đồng sáng tạo lý tưởng cho cả gia đình
Pavilion “Hành lang Thơ Ngây” cùng nhiều hoạt động giàu tính tương tác trong khuôn viên Cung Thiếu nhi trở thành không gian đồng sáng tạo lý tưởng cho cả gia đình

Một ví dụ về hoạt động cộng đồng sẽ tạo ra một điểm đến thú vị cho công chúng tham gia Lễ hội, giúp khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thủ công nội địa, đó là hội chợ của Hanoi Indie Troupe, chứa đựng những câu chuyện, tâm huyết của một nhóm những nhà thủ công độc lập gắn kết với nhau bằng đam mê tự tay sản xuất các sản phẩm thủ công tỉ mỉ, bắt mắt và trẻ trung.

Hội chợ là nơi để những nhà làm thủ công bày bán, giới thiệu sản phẩm của mình và kể chuyện tâm tình với khách tham quan, là dịp để các các kết nối và tình yêu sáng tạo đươc lan tỏa ngày càng rộng lớn hơn bên cạnh việc phát triển cơ hội thị trường cho các nhà làm thủ công.

Chuỗi workshop âm thanh "Trạm chơi" mở ra một không gian gần gũi, mang tinh thần tự phát và nghịch ngợm trong sự đối thoại với cảnh quan của Cung Thiếu nhi nơi bất kỳ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể tương tác và tạo âm thanh từ các nhạc cụ vui-lạ làm bằng vật dụng tái chế...

Tại các quận, huyện, thị xã sẽ diễn ra nhiều hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, văn hóa, nghệ thuật… nhằm khơi nguồn sáng tạo tại địa phương, khuyến khích sự tham gia của người dân,giúp hình thành những sản phẩm chất lượng, có tính thiết kế sáng tạo cao, dựa trên cơ sở đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương.

Đội ngũ 300 tình nguyện viên GenZ nhiệt huyết và năng động sẽ hiện diện tại các điểm tổ chức sự kiện không chỉ cung cấp thông tin mà còn là những đại sứ sáng tạo vô cùng nhiệt huyết, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn khách tham gia các hoạt động Lễ hội.

Đọc thêm

Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi” Nghệ thuật

Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi”

TTTĐ - Chiều 28/11, đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến tham quan triển lãm ảnh với chủ đề “Long An quê hương tôi” tại Khu Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh TP Tân An.
“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô Nghệ thuật

“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam (12/1952 - 12/2024), vở chính kịch kinh điển “Đêm trắng” được tái dựng và công diễn, mang đến cho khán giả Thủ đô cơ hội sống lại những khoảnh khắc lịch sử qua một tác phẩm đầy sức nặng nghệ thuật. Được dẫn dắt bởi NSND Xuân Bắc, đây không chỉ là sự kiện sân khấu đặc biệt mà còn là lời tri ân sâu sắc tới hành trình phát triển đầy tự hào của nền kịch nói Việt Nam.
Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm" Nghệ thuật

Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm"

TTTĐ - Từ ngày 27 đến 30/11 sẽ diễn ra Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Đây là sự kiện văn hóa lớn, đánh dấu 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận (2014 - 2024).
Ca sĩ Gen Z tuổi trẻ tài năng Âm nhạc

Ca sĩ Gen Z tuổi trẻ tài năng

TTTĐ - Nữ ca sĩ sinh năm 2009 người Quảng Ninh - Nguyễn Thuỵ Hải Anh đã xuất sắc giành giải A tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 với nhạc phẩm “Bản làng em nhớ ơn Người”. Thành tích này càng tô điểm thêm cho tài năng xuất chúng của cô ca sĩ trẻ trong những năm tháng đầu tiên phát triển sự nghiệp âm nhạc của bản thân…
Chàng nghệ sĩ trẻ Hà Nội gây ấn tượng với triển lãm "Tây Park" Nghệ thuật

Chàng nghệ sĩ trẻ Hà Nội gây ấn tượng với triển lãm "Tây Park"

TTTĐ - Tối 26/11, tại Area 75 Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạo diễn Nguyễn Thanh Tuấn đã tổ chức khai mạc triển lãm thị giác "Tây Park". Hoạt động được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh tại Tây Bắc của chàng nghệ sĩ trẻ người Hà Nội.
Nam sinh lớp 9 triển lãm tranh cùng các họa sĩ lão làng tại "Thủy sắc" Nghệ thuật

Nam sinh lớp 9 triển lãm tranh cùng các họa sĩ lão làng tại "Thủy sắc"

TTTĐ - 10 họa sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên và những người yêu nghệ thuật từ nhiều ngành nghề và độ tuổi khác nhau sẽ “đọ tranh” tại "Thủy sắc 2024" - Vũ điệu của nước”. Đáng chú ý trong đó là sự góp mặt của họa sĩ 14 tuổi - Nguyễn Đăng Hải Nam với 5 tác phẩm màu nước độc đáo.
Đạo diễn Lê Hải Yến khắc họa "Vàng son một thuở cố đô" Nghệ thuật

Đạo diễn Lê Hải Yến khắc họa "Vàng son một thuở cố đô"

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 diễn ra tối 24/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP Ninh Bình mang đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về "Vàng son một thuở cố đô" trong dòng chảy lịch sử cuồn cuộn, sôi trào, tráng lệ huy hoàng đầy xúc động.
Vinh danh những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế Nghệ thuật

Vinh danh những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế

TTTĐ - Việc UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hoá của nhân loại.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc khi được quảng bá văn hóa Việt Nghệ thuật

Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc khi được quảng bá văn hóa Việt

TTTĐ - Phần biểu diễn múa rối nước là một điểm nhấn thú vị trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil”, thu hút đông đảo khán giả đến xem và tìm hiểu về văn hóa đất nước hình chữ S. Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc vô bờ vì được quảng bá nét đẹp Việt Nam tới quê hương của Lễ hội Carnaval cũng như bạn bè quốc tế.
Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn trở thành bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn trở thành bảo vật quốc gia

TTTĐ - Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn phát hiện năm 1992 là hình tượng điêu khắc độc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc tượng sư tử của Chămpa.
Xem thêm