Tag
Quản lý thí điểm thuốc lá làm nóng

Hướng tới sự hài hòa các mối quan hệ và chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

Camera 360 trẻ 24/05/2024 15:00
aa
TTTĐ - Phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng” đầu tháng 5/2024 đã thảo luận về vấn đề quản lý các sản phẩm thuốc lá mới, chủ yếu bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng, hay còn gọi là thuốc lá làm nóng (TLLN) theo hướng cấm hay cho phép thí điểm kinh doanh có điều kiện.
Ổn định, phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trước đó, tại các cuộc họp, hội thảo từ các cơ quan liên quan, đã có nhiều ý kiến từ các chuyên gia, đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại diện các Bộ ban ngành cùng phân tích, mổ xẻ định hướng của Chính phủ đối với vấn đề này. Trong đó, quan điểm xem việc đưa thuốc lá mới vào quản lý, gián tiếp bảo vệ mọi đối tượng, bao gồm cả người hút thuốc và giới trẻ, thông qua hàng rào pháp lý cũng là hướng tiếp cận được quan tâm.

Cần tôn trọng kinh tế thị trường

Năm 2023, tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã nêu 4 vấn đề liên quan đến quản lý thuốc lá mới, bao gồm: Xác định quyền hạn các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát thuốc lá mới; Tôn trọng các quy tắc của nền kinh tế thị trường; Thay đổi nhận thức về thuốc lá mới và bảo vệ hài hòa lợi ích của Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

“Hiện chúng ta chỉ mới tiếp cận vấn đề này theo hướng bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề thị trường”, ông Kiên nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng
TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ông Kiên cũng khẳng định, hướng tiếp cận đối với TLĐT, TLLN cần hài hòa thay vì tuyệt đối hay lý thuyết hóa thì sẽ khó triển khai trong thực tiễn. Tinh thần của Chính phủ là tôn trọng thực tế khách quan, có những biện pháp đồng bộ về việc đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận với sản phẩm có chất lượng, đảm bảo không thất thu ngân sách Nhà nước; đồng thời có giải pháp quản lý giá để thuốc lá mới không tạo thành một mặt hàng siêu lợi nhuận và bao trùm tất cả là bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Nói về chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 của Chính phủ, ông Kiên cho biết, chiến lược đã cân nhắc tương đối toàn diện, hướng tới sự hài hòa các mối quan hệ và chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

“Tuy vậy, hiện các cơ quan tham mưu cho Chính phủ còn đang lúng túng ở những nghiên cứu của các cơ quan khoa học, là chưa làm hết được chức năng của mình để tham mưu chính sách cho Chính phủ. Chẳng hạn, Bộ Y tế đã nghiên cứu kỹ hoặc tận dụng các nghiên cứu quốc tế về thuốc lá mới hay chưa?”, ông Kiên nhận xét.

Tại Phiên giải trình ngày 4/5/2024, cùng đề cập đến vấn đề đánh giá tác động của TLĐT, TLLN, ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Việc cấm liên quan đến vấn đề quyền con người, kinh doanh nên phải dùng luật và rất thận trọng. Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá cần có nghiên cứu, đánh giá tác động rất kỹ càng, thực sự thuyết phục”.

Quản lý cũng là gián tiếp bảo vệ người hút thuốc và cộng đồng

Theo ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch hội Dược học Việt Nam tại tọa đàm “Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện để quản lý ngay theo luật hiện hành” năm 2023, cần quy định quản lý rõ ràng đối với thuốc lá mới nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, gián tiếp giảm thiểu tác hại của thuốc lá với cộng đồng.

cuộc họp toàn cầu về kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10
Cuộc họp toàn cầu về kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10

Bà Lan cho biết, nếu đã gọi là thuốc lá thì dù truyền thống hay thế hệ mới cũng đều cần được phòng, chống tác hại. Đối người tiêu dùng, cần bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức, giúp họ nhận biết tác hại. Khi biết là có hại nhưng họ vẫn chọn sử dụng thì đó là quyền tự do cá nhân và quyền tiếp cận thuốc lá là quyền hợp pháp. Do vậy, bà Lan đề nghị các nhà quản lý có thể gián tiếp bảo vệ người tiêu dùng là thông qua việc bảo vệ nguồn hàng chính thức, không nhập lậu, không hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế, sản phẩm thuốc lá nào cũng cần được kiểm soát và có luật quản lý cụ thể, hài hòa quyền lợi giữa người tiêu dùng và các bên liên quan.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, vấn đề về ảnh hưởng của TLĐT, TLLN lên xã hội thực chất là do thị trường chợ đen với các sản phẩm kém chất lượng và đặc biệt bị trục lợi bởi các đối tượng kinh doanh phi pháp. Do vậy, đến nay chỉ có thể kết luận các sản phẩm TLĐT gây ra hệ lụy hiện nay thực tế là nguồn hàng phi pháp và vẫn chưa có kết luận tương tự nào đối với các sản phẩm đã thông qua kiểm nghiệm khoa học, được cấp phép từ các nước trên toàn cầu.

Đầu năm 2024, tại cuộc họp toàn cầu về kiểm soát thuốc lá (COP) lần thứ 10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo toàn diện về nghiên cứu và bằng chứng về các sản phẩm thuốc lá mới, cụ thể là TLLN. Theo báo cáo, trong 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 69 quốc gia quy định cụ thể về TLLN dưới dạng cụ thể (thuốc lá thông thường, thuốc lá thế hệ mới, thuốc lá không khói) hay các dạng khác. Có 86 quốc gia khác ngầm quản lý TLLN theo quy định về thuốc lá điếu truyền thống.

Báo cáo của WHO đồng thời chỉ ra rằng có đến 175 quốc gia và vùng lãnh thổ không cấm kinh doanh mặt hàng TLLN, trong đó, các quốc gia này quản lý TLLN bằng nhiều hình thức như: Cấm dùng TLLN tại những nơi cấm hút thuốc lá điếu, yêu cầu dán nhãn cảnh báo sức khỏe, hay áp dụng các yêu cầu về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ tương tự như thuốc lá điếu truyền thống.

Mặt khác, chuyên gia cũng cho rằng, trong chiến lược kiểm soát thuốc lá mới, bên cạnh giới trẻ còn có người hút thuốc. Hiện dù các sản phẩm này có bị cấm hay không thì đến nay thị trường đã hình thành, chứng tỏ nhu cầu của người hút thuốc là điều không thể phủ nhận.

Đọc thêm

Những cô gái xinh đẹp “phá kén” toả sáng Camera 360 trẻ

Những cô gái xinh đẹp “phá kén” toả sáng

TTTĐ - Các cô gái này là nữ sinh trong trường đại học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Họ đã được vinh danh trong một số cuộc thi nhan sắc, tài năng và thể hiện được tài sắc vẹn toàn của bản thân.
Trường Đại học Mở Hà Nội công bố điểm sàn năm 2024 Camera 360 trẻ

Trường Đại học Mở Hà Nội công bố điểm sàn năm 2024

TTTĐ - Ngày 19/7, Hội đồng Tuyển sinh trường Đại học Mở Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với 21 ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy năm 2024.
Giới trẻ "quay về" với báo in Camera 360 trẻ

Giới trẻ "quay về" với báo in

TTTĐ - Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, khi thông tin tràn ngập trên mạng xã hội và các thiết bị di động, nhiều người cho rằng báo in đã lỗi thời và không còn thu hút được giới trẻ. Tuy nhiên, trái ngược với những dự đoán đó, xu hướng giới trẻ "quay về" với báo in đang phát triển mạnh mẽ.
Cùng giúp người neo đơn, khuyết tật có mái nhà kiên cố Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Cùng giúp người neo đơn, khuyết tật có mái nhà kiên cố

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 8/2024, Đoàn Thanh niên xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng và hoàn thành hai công trình sơn, sửa nhà, xây nhà vệ sinh khép kín cho hai gia đình thuộc hộ nghèo là gia đình mẹ con em Cường (thôn Và) và cô Nguyễn Thị Hoà (thôn Bến).
Gen Z trưởng thành hơn từ những lần trao đổi sinh viên Camera 360 trẻ

Gen Z trưởng thành hơn từ những lần trao đổi sinh viên

TTTĐ - Bạn trẻ Phạm Hà Trang, sinh viên ngành Nhật Bản học (BJS) khóa 2020 – 2024 của trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa trở về Việt Nam sau hai tuần tham dự trại hè tại Thái Lan. Cô gái là một trong những sinh viên tiêu biểu, liên tục ghi danh trong các chương trình trao đổi sinh viên của nhà trường với các quốc gia khác.
Thành đoàn Đà Nẵng thắt chặt đoàn kết với Tỉnh đoàn Salavan CHDCND Lào Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Đà Nẵng thắt chặt đoàn kết với Tỉnh đoàn Salavan CHDCND Lào

TTTĐ - Thành đoàn Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên tỉnh Salavan (CHDCND Lào) sẽ tổ chức cho thanh thiếu niên hai tỉnh, thành phố tham gia các chương trình tình nguyện do Đoàn Thanh niên hai tỉnh, thành phố tổ chức; góp phần thắt chặt đoàn kết và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện.
Cơ hội để các em nhỏ phát triển kỹ năng trong dịp hè Nhịp sống trẻ

Cơ hội để các em nhỏ phát triển kỹ năng trong dịp hè

TTTĐ - Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để trẻ em tham gia các lớp học kỹ năng, năng khiếu. Các lớp học này được tổ chức theo hình thức vừa học, vừa chơi, giúp thanh thiếu nhi tái tạo năng lượng, có thêm kiến thức để phục vụ học tập và nâng cao kỹ năng mềm.
Góp ảnh về hoạt động tình nguyện xây “Ngôi nhà số cho em” Camera 360 trẻ

Góp ảnh về hoạt động tình nguyện xây “Ngôi nhà số cho em”

TTTĐ - Sau gần 20 ngày triển khai, chương trình trình tình nguyện trực tuyến “Ngôi nhà số cho em” đã đạt mốc 10.000 bức ảnh. Mỗi bức ảnh Ban Tổ chức quy đổi tương ứng 20.000 đồng và sẽ triển khai xây dựng 4 “Ngôi nhà số cho em” dành tặng thiếu nhi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đếm ngược ngày hồ Đống Đa thay áo mới Camera 360 trẻ

Đếm ngược ngày hồ Đống Đa thay áo mới

TTTĐ - UBND quận Đống Đa vừa tổ chức Lễ khởi công công trình cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan đô thị hồ Đống Đa. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 297 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển quận Đống Đa làm chủ đầu tư.
Thêm kiến thức cho thanh thiếu niên về bảo vệ sức khỏe sinh sản Camera 360 trẻ

Thêm kiến thức cho thanh thiếu niên về bảo vệ sức khỏe sinh sản

TTTĐ - Với nhiều hoạt động thiết thực, chương trình “Ra quân hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7” giúp các bạn đoàn viên, thanh thiếu niên có thêm kiến thức và cái nhìn toàn diện về dân số - kế hoạch hóa gia đình; tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, những vấn đề về bình đẳng giới.
Xem thêm