Tag

Huy động 100% lực lượng, phương tiện giải tỏa cây gẫy đổ sau bão

Môi trường 10/09/2024 14:05
aa
TTTĐ - Sau khi cơn bão số 3 tan, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra để ổn định các hoạt động kinh tế, xã hội, khôi phục sản xuất, đảm bảo cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố.
Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Sẵn sàng các phương án hộ đê, ứng phó với thiên tai Hơn 1600 người tham gia khắc phục hậu quả bão tại Quốc Oai Chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao 4 huyện có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn và lũ rừng ngang

Đảm bảo chống úng, ngập khu vực nội thành

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra, theo đó, nhằm đảm bảo chống úng ngập khu vực nội thành, các đơn vị tiếp tục duy trì nhân lực ứng trực vận hành các công trình đầu mối và hệ thống thoát nước đảm bảo ổn định, liên tục và sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh.

Về nhân lực, Sở đã duy trì ứng trực 100% quân số từ chiều 6/9 đến hết ngày 8/9 với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập.

Huy động 100% lực lượng, phương tiện giải tỏa cây gẫy đổ sau bão
Lực lượng chức năng ứng trực để xử lý các khu vực có nguy cơ úng ngập

Từ thời điểm 00h00 ngày 9/9 đến 6h00 ngày 10/9, tổng lượng trên địa bàn thành phố phổ biến từ (110 - 240mm, cá biệt tại Hoàng Mai 330mm). Tại thời điểm 06h30’ ngày 10/9/2024, qua công tác kiểm tra , trên địa bàn thành phố còn một số điểm úng ngập tại một số khu vực: Lưu vực sông Tô Lịch: Vĩnh Hưng, Đường 2,5 hồ Đền Lừ, Thái Hà, Quan Nhân.

Lưu vực sông Cầu Bây: Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm. Lưu vực sông Nhuệ: Phan Văn Trường, Đại lộ Thăng Long (Ngã ba giao Lê Trọng Tấn), Hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9+656), đường Tố Hữu, Yên Nghĩa (Bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), đường Quyết Thắng, HH2 Nguyễn Trác, Võ Chí Công, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Khánh Toàn, Thiên Hiền, phố Nhuệ Giang.

Trước tình hình đó, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, các đơn vị duy trì thoát nước thực hiện quy trình vận hành các trạm bơm, đập điều tiết giải quyết úng ngập tại các khu vực, đặc biệt vận hành đập Thanh Liệt (mở đập Thanh Liệt từ thời điểm 13h40’ ngày 9/9/2024 hỗ trợ hạ mực nước sông Nhuệ (mực nước lúc mở đập tại TL 3.10/5.01m; tại thời điểm 15h30 mực nước Đập Thanh Liệt TL 3.90/4.54m).

Nhanh chóng giải tỏa cây gẫy đổ do bão

Về công tác giải tỏa cây xanh gẫy đổ, hiện các đơn vị đã huy động 100% lực lượng, phương tiện thực hiện giải tỏa cây gẫy đổ do bão số 3 với khoảng 570 người; 80 xe máy các loại; 100 cưa máy; 100 cưa tay.

Đến 6h ngày 9/9/2024, Bão số 3 làm trên 6.625 cây đổ, bật gốc và hơn 2.688 cành gãy, cây gãy ngang thân trên địa bàn quản lý (số liệu liên tục được cập nhật theo thực tế hiện trường). Các đơn vị duy trì cây xanh tiếp tục huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện ra hiện trường để thực hiện đã thực hiện giải tỏa hoàn toàn 218 cây, xử lý đảm bảo giao thông (chưa thu dọn) trên 3.712; đang tiếp tục xử lý 5.353 cây.

Hiện nay, công tác giải tỏa để đảm bảo an toàn giao thông cơ bản đã hoàn thành. Đồng thời, Sở đã rà soát phân loại ban đầu có khoảng 1.500 cây trồng lại, 1.000 cây di chuyển, chuẩn bị nơi tập kết củi gỗ, vườn vươm Song Phượng - Đan Phượng để chăm sóc.

Huy động 100% lực lượng, phương tiện giải tỏa cây gẫy đổ sau bão
Hà Nội huy động các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây gẫy đổ sau bão số 3

Sở Xây dựng cũng phối hợp UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND cấp xã phối hợp cùng các đơn vị quản lý duy trì cây xanh tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy trước mắt để đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, tuyến phố chính trên địa bàn thành phố. Sau đó sẽ triển khai tiếp tục công tác xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh, thu hồi củi gỗ; thực hiện giải tỏa xong trước ngày 12/9/2024.

Đối với các cây xanh cần bảo tồn, cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao bị nghiêng đổ cần kiểm tra, rà soát, đánh giá có thể chống dựng tại chỗ thì triển khai thực hiện, trường hợp không thể chống dựng thì chuyển về vườn ươm của đơn vị để chăm sóc và trồng vào vị trí phù hợp trên địa bàn thành phố; thực hiện giải tỏa xong trước ngày 15/9/2024.

Đối với các cây bóng mát có đường kính nhỏ dưới 25cm (D1.3 ≤ 25cm) bị đổ cần thực hiện cắt tỉa tán hoặc cắt ngọn, giữ lại chiều cao cây (HVN) từ 4-6m để dựng và trồng lại cây. Đối với những cây đổ ra lòng đường để đảm bảo giao thông cần chuyển các cây sau khi cắt lên hè để phục vụ công tác trồng lại cây xanh; thực hiện trồng lại cây xanh xong trước ngày 20/9/2024.

Công tác thu hồi củi gỗ sẽ được bố trí tập kết về các địa điểm thuận lợi cho việc vận chuyển như: Vườn ươm Yên Sở, Vườn ươm Cổ Nhuế, bãi tập kết tại dốc La pho và tập kết tạm tại Công viên Tuổi trẻ để đảm bảo tiến độ hoàn thành trước ngày 20/9/2024.

Sẵn sàng xử lý các sự cố về điện

Công tác khắc phục hệ thống chiếu sáng công cộng cũng được thực hiện một cách khẩn trương. Các đơn vị huy động 100% lực lượng, phương tiện ứng phó, sẵn sàng xử lý các sự cố về điện do bão số 3 với khoảng 200 người và khoảng 50 phương tiện các loại.

Huy động 100% lực lượng, phương tiện giải tỏa cây gẫy đổ sau bão
Công tác khắc phục hệ thống chiếu sáng công cộng cũng được thực hiện một cách khẩn trương

Đến nay bão số 3 gây ra trên 1.205 sự vụ (số liệu tiếp tục được cập nhật) gây ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng công cộng như: Chạm chập, mất pha, nhẩy ATM, gãy cột thép, vỡ hỏng đèn... các sự vụ trên đã và đang được xử lý, giải tỏa kịp thời (đã xử lý xong 489/1205) sự vụ, đơn vị vẫn đang tiếp tục khắc phục trong thời gian sớm nhất đảm bảo công tác chiếu sáng đô thị.

Hệ thống chiếu sáng sử dụng nguồn điện độc lập với hệ thống điện của đèn tín hiệu giao thông nên không làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo giao thông. Các sự cố về hệ thống chiếu sáng sẽ được khắc phục xong ngay khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Do ảnh hưởng của bão số 3, gây mất điện một số khu vực như Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn… bị mất điện gây gián đoạn, giảm công suất Nhà máy nước, trong đó: Nhà máy nước mặt sông Đuống sử dụng máy phát điện dự phòng từ 14h ngày 7/9 đến 7h ngày 8/9 khi có điện trở lại. Các đơn vị triển khai phương án cấp nước luôn phiên, đến nay việc cấp nước vẫn được duy trì đảm bảo đáp ứng nhu cầu Nhân dân.

Đọc thêm

Triển khai dự án nước tưới nông nghiệp cho Quảng Nam và Đà Nẵng Xã hội

Triển khai dự án nước tưới nông nghiệp cho Quảng Nam và Đà Nẵng

TTTĐ - Trạm bơm điện Tứ Câu sẽ cung cấp nước tưới cho 253ha đất nông nghiệp tại 2 phường của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
Hà Nội đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng Môi trường

Hà Nội đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 6/10, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Quảng Nam: Trang trại lợn quy mô 7ha hoạt động trở lại Xã hội

Quảng Nam: Trang trại lợn quy mô 7ha hoạt động trở lại

TTTĐ - Sau thời gian bị đình chỉ hoạt động, đến nay trang trại lợn của Công ty Chăn nuôi Trường Sơn đã được thống nhất chủ trương cho hoạt động trở lại.
Cầu Giấy làm đẹp đô thị mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Môi trường

Cầu Giấy làm đẹp đô thị mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 5/10, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tổ chức ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị… chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ngày 6/10: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng Môi trường

Ngày 6/10: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 6/10, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm; thời gian mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh xanh hóa, giảm phát thải metan Môi trường

Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh xanh hóa, giảm phát thải metan

TTTĐ - Trước thách thức biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang từng bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất và kinh doanh xanh. Việc giảm phát thải metan, một trong những loại khí nhà kính có tác động mạnh, đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Bắc Bộ có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét Môi trường

Bắc Bộ có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/10, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét về đêm và sáng sớm.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp Xã hội

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp

TTTĐ - Tất cả các Khối công - tư - cộng đồng chung tay đề xuất bốn kế hoạch trình Chính phủ Thái Lan nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xã hội carbon thấp tại Hội nghị chuyên đề ESG 2024
Xem thêm