Huyện Thành Hà (Hải Dương): Đôn đốc, kiểm tra các điểm đê xung yếu
Tuổi trẻ Hải Dương: Lan tỏa tinh thần "lá lành đùm lá rách" Hải Dương: Bố trí thêm lực lượng bảo vệ đê 24/24 giờ Hải Dương: Xây dựng trên đất công, một người bị bắt tạm giam |
Thông tin từ UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương), Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã tiến hành kiểm tra các xã ven đê, các trọng điểm cần bảo vệ, đôn đốc các xã thực hiện nghiêm túc việc tuần tra canh gác đê, thường trực tại các điếm canh đê, tổ chức cắm nêu tại các trọng điểm xung yếu cần bảo vệ theo quy định trực báo động 3; các thành viên Ban chỉ huy phụ trách xã thường xuyên, liên tục, bám trụ tại các xã đôn đốc, chỉ huy các xã tổ chức 4 tại chỗ, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng vật tư, nhân lực để ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi có báo động 3.
Huyện Thanh Hà (Hải Dương) nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hệ thống sông Thái Bình, hệ thống công trình đê điều huyện bao gồm 7 tuyến đê với tổng chiều dài 66,060km. |
Đồng thời, UBND huyện tiếp nhận, bố trí, sắp xếp lực lượng quân sự của Quân đoàn 12 hỗ trợ ứng cứu, xử lý đê, bảo vệ người dân tại 4 xã khu Hà Đông. Công an tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành của tỉnh phối hợp hỗ trợ và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình di dời người dân...
Cụ thể, lực lượng quân đội hỗ trợ các xã khu Hà Đông xử lý sự cố đê theo phương án: Đắp con trạch chống tràn khoảng 2,1km (đê tả Mía Vĩnh Lập, đê tả Thái bình Thanh Hồng, đê Thanh Cường vị trí bến phà Quang Thanh); xử lý đùn sủi tại đê Thanh Hồng; dọn cỏ mái đê các xã Thanh Cường, Thanh Hồng; di chuyển tài sản, người dân trong diện phải di chuyển đến nơi an toàn tại xã Thanh Hồng.
Lực lượng quân đội dò, tìm các điểm đùn, sủi nước tại đê Thanh Hồng (xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà). |
Cùng với đó, UBND huyện thành lập tiểu ban hậu cần, y tế giúp việc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Hà, giao bà Hoàng Thị Thuý Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện làm trưởng tiểu ban, các lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện làm thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Huyện đã chỉ đạo lập phương án di dời đối với toàn bộ dân cư đối với các vùng bị ảnh hưởng theo phương châm 4 tại chỗ, theo nguyên tắc đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, bảo vệ tối đa tài sản.
Theo đó, huyện Thanh Hà đã tổ chức di dời 1.670 hộ (cụ thể 2.684 người dân) theo phương án, kế hoạch, trong đó di dời, sơ tán 85 hộ dân (cụ thể 245 người sinh sống) ngoài bãi vào trong đồng, đảm bảo 100% hộ đã được di dời; 4 xã khu Hà Đông di dời 702 hộ (cụ thể 1.024 người dân) thuộc đối tượng phải di dời xong trước 12 giờ đêm ngày 11/9; các xã trong diện phải di dời (9 xã ven đê còn lại) di dời xong 883 hộ dân (cụ thể 1.415 người) thuộc diện phải di dời.
Sau khi thấy dấu hiệu của các điểm sủi nước, các chiến sỹ tiến hành đánh dấu. |
Thanh Hà là huyện nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hệ thống sông Thái Bình, hệ thống công trình đê điều huyện bao gồm 7 tuyến đê với tổng chiều dài 66,060km, trong đó đê từ cấp 3 trở lên dài 36,628km, đê dưới cấp 3 dài 29,432km. Huyện có 27 kè, nhiều đoạn bờ lở, 39 cống dưới đê, có 48 điếm canh đê; có 2 cửa khẩu qua đê trên tuyến đê hữu sông Rạng tại xã Hồng Lạc và một cửa khẩu qua tường chắn bê tông, đê tả Mía Vĩnh Lập.
Hiện huyện Thanh Hà có 48 điếm canh đê trên các tuyến đê các điếm đã lấy, sắp xếp đầy đủ dụng cụ và vệ sinh các điếm, tuần tra, canh gác theo quy định báo động số 3.
Về sự cố về đê điều, thủy lợi, địa phương thực hiện kiểm tra và phát hiện ra 5 vị trí thẩm lậu, rò rỉ nước trong, gồm các vị trí K55 + 400; K55 + 950, K55 + 970; K56 + 600; K56 + 640 tại xã Thanh Hồng, đã xử lý sự cố giờ đầu bằng phương pháp khơi rãnh thoát nước, đặt rồng thấm xuống rãnh thấm; xử lý chống tràn tại đê Thanh Hồng 530m; xuất hiện 18 vị trí lỗ rò sát chân đê phía đồng, đã xử lý xong 18/18 vị trí.
Các điểm xung yếu, mạch nước sẽ được tiến hành gia cố lại. |
Xã Thanh Cường đã xử lý chống tràn lối xuống phà Quang Thanh cũ; xã Vĩnh Lập đã thực hiện đắp con trạch chống tràn đê tả Mía, đã đắp xong 1.632m; xã Thanh Sơn xử lý đắp con trạch chống tràn tại kè Đống Nở 200m; xã Hồng Lạc xử lý sự cố sạt trượt phần đất mới, sườn đê phía ngoài sông tại Cống Thần, đã thực hiện xử lý kỹ thuật bằng kè đất, cát và phủ bạt.
Xã Thanh Quang phát hiện một lỗ rò nước đục sát chân đê phía trong đồng vị trí K0+495 đên hữu Gùa, đã xử lý xong. Biện pháp xử lý là lấp cửa vào của lỗ rò ở thượng lưu bằng bao tải cát, làm giếng lọc ngược cửa ra của lỗ rò.
Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Thanh Hà đang hoạt động các bơm tiêu gồm trạm Thanh Cường, Du Tái, Ba Nữ , Thanh Thủy, Cấp Tứ , Đò Phan; đã xử lý chống tràn bể xả trạm Ngọc Điểm, trạm Ba Nữ, trạm Cấp Tứ, trạm Cống Gang, trạm Thanh Lang.
Các địa phương ven sông Hương trên địa bàn huyện đã xử lý chống tràn bờ bao đê sông, tổng chiều dài xử lý 1.320m; trong đó, tại xã Thanh Xuân 600m, xã Liên Mạc 300m, xã Cẩm Chế 300, xã Tân Việt 100m, xã Tân An 20m.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, mực nước tại các con sông lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương có dấu hiệu lên chậm, một số điểm đã có dấu hiệu xuống thấp. |
Ngoài ra, các bến, bãi ven sông đã dừng hoạt động, di chuyển máy móc, phương tiện và hạ thấp độ cao, giải tỏa nguyên vật liệu trên bãi, thanh thải nhà, lán.
Theo thống kê, 100% hộ nuôi cá trên lồng, bè trên địa bàn huyện Thanh Hà đã di rời khỏi lồng bè, đêm ngày 10/9; có 2 bè cá nuôi lồng của 2 hộ dân tại xã Thanh Sơn bị trôi trên sông Thái Bình, hộ dân lên bờ trước khi bè trôi. Trong đêm 11/9 có một bè cá trôi trên sông Gùa mắc vào trụ cầu Hợp Thanh, đã được Sở Giao thông vận tải và các lực lượng cứu hộ đã xử lý. Tổng số 47 lồng, ước sản lượng cá 290 tấn, ước giá trị thiệt hại 19 tỷ đồng…
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương cho biết, lúc 16 giờ ngày 13/9, các sông Thái Bình (trừ điểm Phả Lại), Kinh Thầy, Kinh Môn, Rạng, Gùa vẫn trên báo động 3.