Khám phá những ẩn dụ của “khoảng cách” trong không gian nghệ thuật đa màu tại VCCA
Các tác phẩm được trình diễn trên các thiết bị số hiện đại
Bài liên quan
VCCA giới thiệu triển lãm “Hành tinh nhựa” truyền đi thông điệp sử dụng đồ nhựa có ý thức
Chiêm ngưỡng kiệt tác Hội họa trăm năm tại triển lãm số "Hình ảnh và khoảng cách"
Thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong cộng đồng khoa học
Con người ở đâu trong "Hành tinh của nhựa"?
VCCA triển lãm số “Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh và tác phẩm”
VCCA giới thiệu đồng thời hai triển lãm “Xe đạp ơi” và “Vòng tròn/Thời gian”
Khoảng cách vượt thời gian: Gạch nối giữa cổ điển và hiện đại
Thưởng tranh không còn đơn thuần là chiêm ngưỡng các tác phẩm được đóng đinh trên tường, hay xếp hàng và đứng xa hàng mét chỉ để nhìn thấy thấp thoáng nụ cười của nàng Mona Lisa được bảo vệ nghiêm ngặt tại Thủ đô nước Pháp. Các triển lãm số được trình diễn quy mô, ấn tượng tại nhiều bảo tàng trên thế giới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được VCCA đem đến cho công chúng Việt Nam trong triển lãm “Hình ảnh & Khoảng cách”.
Triển lãm trưng bày 16 kiệt tác của Gustav Klim và Egon Shiele – hai cây cọ xuất chúng của trường phái Tượng trưng và chủ nghĩa Biểu hiện ở Áo thông qua màn hình chiếu, màn hình tivi, laptop và điện thoại, tạo nên những trải nghiệm thị giác đặc biệt cho khán giả. Khác với triển lãm truyền thống, sự biến tấu về khoảng cách vật lý thông qua các màn hình số mang lại cảm xúc mới lạ. Khán giả khi thì cảm tưởng như đang được sống trong thế giới hội họa khi tác phẩm được trình diễn trên toàn cảnh rộng; khi lại thấy những điều kì vĩ của nghệ thuật thật gần gũi, nhỏ bé ngay trong lòng bàn tay mình qua màn hình điện thoại.
Không những vậy, với việc được trình chiếu ở độ phân giải cao, khán giả có thể kỹ lưỡng chiêm ngưỡng nhiều chi tiết của tác phẩm, mang lại nhiều xúc cảm khác nhau mỗi khi khám phá ra những chi tiết mới lạ, lý thú.
Khoảng cách vượt không gian: Đem nghệ thuật thế giới tới công chúng Việt
Không gian ở đây được hiểu theo 3 khía cạnh. Đầu tiên, việc đem đến cho công chúng Việt Nam nền hội họa từ nước Áo xa xôi như “Nụ hôn”, “Chân dung Adele Bloch Bauer I”, “Sự sống và cái chết”, “Cây đời” của danh họa Gustav Klimt; “Tự họa đầu nghiêng”, “Mẹ và con II”, “Bốn cây”, “Đức Hồng y và nữ tu sỹ” của Egon Shiele đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của công nghệ, dễ dàng chinh phục khoảng cách địa lý.
Đặc biệt hơn, đến với “Hình ảnh & Khoảng cách”, khán giả sẽ thoạt ngạc nhiên và tò mò về những vạch trắng dán sàn tại triển lãm. Những vạch kẻ này là chủ ý của nghệ thuật trình diễn số của VCCA: đứng tại mỗi khoảng cách và góc độ khác nhau, khán giả có thể tự mở ra góc nhìn mới cho tác phẩn xưa, theo đó tạo nên những trải nghiệm thị giác khác biệt.
Cuối cùng, những vạch kẻ trắng còn là sự ẩn dụ tài tình của VCCA và nhà làm nghệ thuật về khoảng cách 2 mét - khoảng cách an toàn của năm 2020 khi cả thế giới hứng chịu sự lây lan và ảnh hưởng của Covid-19. “2 mét” không chỉ là khoảng cách an toàn giữa các khán giả khi thưởng tranh mà còn tạo ra khoảng không gian lý tưởng giữa các tác phẩm được trình chiếu với khán giả.
Khoảng cách vượt tri thức: Khi nghệ thuật hàn lâm trở nên dễ tiếp cận với kẻ ngoại đạo
Quan điểm nghệ thuật chỉ dành cho những nghệ sĩ hay những chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật đã được VCCA “bẻ gãy” bằng sự đa dạng, sáng tạo và luôn bắt kịp xu hướng nghệ thuật hiện đại. Không hề “bỏ qua” những kẻ ngoại đạo, nghệ thuật hàn lâm trở nên dễ tiếp cận, dễ hình dung hơn với mọi khán giả qua các hoạt động như tour triển lãm – hướng dẫn và giới thiệu về tranh bởi nghệ sĩ chuyên môn, tọa đàm nghệ thuật với nhiều chủ đề như hội họa, âm nhạc, cuộc sống nghệ sĩ cùng khách mời là các chuyên gia nghệ thuật.
Đặc biệt, VCCA đã nâng tầm các tác phẩm bằng chính sự tương tác của khán giả. Chính sự độc đáo này đã thu hút lượng lớn khán giả trẻ quan tâm và yêu nghệ thuật. Không gian đa màu của triển lãm tại VCCA không chỉ là khoảng lặng cho cuộc sống hối hả của người trẻ, mà còn đem đến nhiều trải nghiệm, kiến thức nghệ thuật độc đáo và đặc biệt là không gian đậm chất nghệ lưu giữ khoảnh khắc đẹp.
VCCA đang từng bước chinh phục các nghệ sĩ, chuyên gia khó tính trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như các khán giả trẻ tại Việt Nam. Các triển lãm được nâng tầm trong tư duy và tổ chức, đề cao tính nghệ thuật nhưng không “bỏ quên” sự tương tác với khán giả, giảm tính học thuật trong cách tiếp cận với khán giả. Triển lãm số “Hình ảnh & Khoảng cách” đặc biệt và đầu tiên tại Việt Nam trình diễn các tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật đương đại nước Áo, cùng nhiều hoạt dộng nghệ thuật như: tour triển lãm, workshop, tọa đàm nghệ thuật tại VCCA trong tháng 7 hứa hẹn sẽ là nơi lý thú, bổ ích cho khán giả mùa hè này.