Tag

Khi việc học online trở thành nơi "đối đầu"...

Giáo dục 24/09/2021 10:27
aa
TTTĐ - Những ngày vừa qua, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những đoạn clip ghi lại tình trạng đáng báo động các vấn đề xung quanh học đường, khi cả nước triển khai học trực tuyến.
Tâm sự thầy giáo trẻ: “Dạy con mình như nào, dạy học sinh cũng thế!” Ngăn chặn bạo lực học đường bằng những giải pháp thiết thực, cụ thể Nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Khi vụ việc thầy giáo “đuổi” học sinh khỏi lớp học chỉ vì yêu cầu giảng lại chưa nguôi thì lại xuất hiện vụ việc cô giáo dạy Văn xưng mày - tao, chửi mắng học sinh bằng những từ ngữ nặng nề. Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục lan truyền đoạn clip ghi lại buổi học online với sự việc sinh viên thách thức “solo” với thầy bằng cả những lời nói hỗn láo, thô tục...

Khi việc học online trở thành nơi
Do dịch bệnh kéo dài hầu hết các nhà trường chuyển sang phương thức học trực tuyến

Lỗi tại dịch bệnh?

Nhiều ý kiến đã cho rằng, tình hình dịch bệnh kéo dài là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sức ép không nhỏ tới giáo viên, học sinh trong quá trình học trực tuyến.

Điển hình là 3 vụ việc kể trên đang dấy lên hồi chuông cảnh báo và nỗi lo lắng không nhỏ về người trẻ nói chung và môi trường học đường nói riêng.

Ở nhiều tỉnh thành, dịch bệnh đã sản sinh ra không ít áp lực đè nặng lên vai cả thầy và trò. Nhiều giáo viên tâm sự, việc dạy học trực tuyến khiến họ luôn phải chạy theo số tiết để đảm bảo duy trì đúng mạch trong chương trình. Không những thế, việc giảng giải trực tuyến cũng cần giáo viên đặt nhiều tâm huyết hơn. Họ luôn đau đáu về phương thức dạy học, làm sao để học sinh đều hiểu bài, nắm rõ kiến thức mà không bị dịch bệnh làm cản trở tiến độ.

Khi việc học online trở thành nơi
Bạo lực học đường, nỗi lo lắng của rất nhiều bạn trẻ (Ảnh minh họa)

Về phía học sinh, dịch bệnh khiến việc tự học càng được đề cao, nhất là với những học sinh cuối cấp và sinh viên đại học. Tuy vậy, để duy trì say mê, niềm hứng thú với việc học một mình không phải điều dễ dàng. Những lý do này tạo nên áp lực lớn cho cả 2 phía thầy và trò.

Học cách kiềm chế chưa bao giờ là thừa

Sự việc chàng sinh viên thách thức thầy giáo “lên phòng đào tạo solo” đã nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng xã hội. Nhân vật chính hiện tại đang đối mặt với chấn thương tâm lý do sự công kích quá lớn từ phía cư dân mạng.

Không phải lương tâm, hay lời răn dạy từ bố mẹ… hình phạt lớn nhất mà chàng trai này phải đối mặt chính là sự khiển trách từ bạn bè, người thân, xa hơn chính là cả một cộng đồng “ảo” trên mọi nền tảng xã hội. Đoạn clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt chỉ sau vài ngày. Những bài đăng tố cáo anh chàng đều có điểm chung với lượt react “Angry” dẫn dầu, theo sau là những bình luận bức xúc trước thái độ không thể chấp nhận.

Vấn nạn học đường: Khi việc học online trở thành nơi đối đầu
Tham gia các hoạt động tình nguyện, người trẻ thêm nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng ứng xử, phát triển nhân cách

Có thể nói, đi cùng với những đoạn clip ghi lại sự đối đáp “nảy lửa” của cậu sinh viên với thầy giáo, hầu hết dân chúng sẽ tò mò tiếp về ngôi trường nơi xảy ra vụ việc. Không mất nhiều thời gian, nhiều “thám tử mạng” đã nhanh chóng điều tra ra tên trường, địa điểm, thậm trí là tên những nhân vật trong clip.

Khi tiếp cận với những đoạn clip trên, nhiều người cũng nhận ra, không phải cho đến tận bây giờ việc sử dụng ngôn ngữ, hành xử và ứng xử người trẻ mới đáng lo lắng như thế.

Không ít bạn trẻ đã không còn quá xa lạ với chuyện nói tục như cơm bữa, tỏ thái độ “thích gì nói nấy”, không cần biết kiềm chế và chừng mực, không còn giữ phép tắc trên, dưới như thế hệ trước họ. Quá nhiều lần sử dụng thành quen, đến khi bị các nền tảng công nghệ lưu lại, phơi bày, khi bị chính những hệ lụy ứng xử tiêu cực tác động trở lại, họ mới giật mình hoảng hốt, mọi việc đã quá muộn màng.

Liều thuốc cứng rắn và “xúc tác” vị tha

Dù người đăng không nói rõ đây là lớp học ở khoa nào, trường nào, nhưng nhiều bình luận cho rằng clip sinh viên thách thức “solo” với thầy là lớp học từ trường Cao đẳng FPT Polytechnic.

Trên Facebook cá nhân, TS Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã xác nhận sự việc trên xảy ra trong một lớp học trực tuyến của trường này. Nhà trường đã liên hệ với sinh viên để làm tường trình sự việc, đồng thời cũng liên hệ với gia đình của sinh viên.

"Theo thông tin mẹ bạn sinh viên cung cấp thì hiện sức khỏe và tâm lý của bạn đang bất ổn và đang được chăm sóc tại trạm xá. Tôi cũng kêu gọi sinh viên không bàn luận thêm về việc này. Trường cũng sẽ căn cứ vào tường trình của thầy giáo, của sinh viên, của lớp trưởng đồng thời xem xét các yếu tố liên quan khác để ra quyết định xử lý vụ việc", Tiến sĩ Vũ Chí Thành thông tin.

Vấn nạn học đường: Khi việc học online trở thành nơi đối đầu
Nhiều bạn trẻ cho rằng tích cực lao động, cống hiến trong các hoạt động tình nguyện sẽ trưởng thành, vững vàng trong cuộc sống

Về thầy giáo, nhân vật chính trong đoạn Clip cũng cho biết, thầy cũng hết sức bao dung và bỏ qua cho sinh viên.

Không ít các ý kiến bình luận tỏ ra đồng tình với cách xử lý của vị hiệu trưởng và thầy giáo trong tiết giảng của trường Cao đẳng FPT Polytechnic.

“Với các bạn trẻ, có thể chúng ta vì cưng chiều, yêu thương con cái, hoặc do vì người lớn quá mải mê với công việc, cuộc sống nên phần nào đã lơ là, “nới lỏng” những quy định mà lẽ ra con cái phải được răn dạy và rèn giũa mỗi ngày, dẫn đến những hệ lụy này. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại trách nhiệm của mình để có những biện pháp cứng rắn dạy dỗ con trẻ”, bạn đọc Nguyễn Phương Liên (Hà Nội) chia sẻ.

Khi việc học online trở thành nơi
Suy nghĩ tích cực để biến những giờ học căng thẳng trở thành hào hứng...

Bạn Hoàng Minh Tâm (ở Thành phố Hồ Chí Minh) cho hay: Sự cứng rắn đôi khi cần đi theo “xúc tác” vị tha. Nếu chúng ta “một mực áp dụng biện pháp mạnh tay” sẽ khiến con trẻ bất cần và những xung đột cuộc sống có thể sẽ lại bị đẩy lên cao, gây phản tác dụng. Người trẻ cần được định hướng bằng cả sự khéo léo nhưng hơn hết là thái độ cứng rắn bao gồm cả sư bao dung, tha thứ và khích lệ đúng lúc.

Còn với TS Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic: "Mỗi sự việc đều cho ta bài học để việc dạy và học trở nên tốt hơn. Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và nhiều thứ bất tiện trong cuộc sống đang gây áp lực không nhỏ lên mỗi cá nhân nhưng những điều đó chỉ làm chúng ta mạnh mẽ hơn nữa”.

Đọc thêm

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến Giáo dục

Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

TTTĐ - Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đối soát hồ sơ khi nộp hồ sơ tuyển sinh mà không cần thủ tục rườm rà. Đó là điểm mới trong mùa tuyển sinh đầu cấp được các nhà trường áp dụng trong năm nay…
HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên

TTTĐ - Trưa 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào các trường THPT chuyên năm học 2024 - 2025.
Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10 Giáo dục

Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10

TTTĐ - Chiều tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT công lập. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động, lo lắng…. trên khắp diễn đàn mạng xã hội.
Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ Giáo dục

Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ

TTTĐ - Bên cạnh niềm vui, không ít sĩ tử tiếc nuối khi điểm chưa như mong muốn sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới Giáo dục

Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới

TTTĐ - Có tới 32% trong số 145 tân khoa khóa đầu tiên vừa tốt nghiệp trường ĐH VinUni được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp. Rất nhiều tân khoa xuất sắc đã có vị trí vững chắc tại những công ty đa quốc gia ngay từ trên ghế nhà trường. Một trong số những cái tên để lại nhiều ấn tượng và truyền cảm hứng nhất chính là Giáp Vũ Nam Dương.
Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams Giáo dục

Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams

TTTĐ - Em Nguyễn Hoàng Minh Quân, học sinh lớp 9A, hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với điểm xét tuyển 48,50.
Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến Giáo dục

Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến

TTTĐ - Học bổng quốc tế E-International do nhiều đối tác lớn đồng hành gồm: ELSA, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, SunUni Academy, Rootopia, Payoo... cam kết tài trợ 3.000 suất, hỗ trợ tới 70% học phí cho học sinh, sinh viên và người đi làm Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Hướng dẫn phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến Giáo dục

Hướng dẫn phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

TTTĐ - Ngày mai (1/7), phụ huynh Hà Nội bắt đầu đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến cho con vào lớp 1, năm học 2024 - 2025. Phụ huynh học sinh truy cập trang: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn để đăng ký tuyển sinh.
Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn Giáo dục

Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn

TTTĐ - 17h15 chiều 29/6, thí sinh, phụ huynh vỡ òa trong những cảm xúc khó tả khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 sớm hơn dự kiến.
Xem thêm