Khó khăn trong việc xử lý nạn buôn bán nước hoa giả
Phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, mặt hàng nước hoa nói riêng, mặt hàng mỹ phẩm nói chung luôn là một trong những mặt hàng trọng điểm được Chi cục Quản lý thị trường thành phố đưa vào các kế hoạch kiểm tra công tác hàng năm.
Trong năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, xử lý 82 vụ vi phạm, tạm giữ gần 32.000 chai nước hoa các loại với tổng trị giá hơn 3,2 tỷ đồng; đã xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
![]() |
Tang vật được Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện trong vụ hơn 10.000 chai nước hoa giả các thương hiệu nổi tiếng trong tháng 6/2025 (Ảnh: Công an thành phố) |
Từ thực tiễn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, Chi cục Quản lý thị trường thành phố ghi nhận một số khó khăn.
Cụ thể, việc phân biệt nước hoa thật và giả ngày càng khó khăn do công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, từ bao bì, tem mác đến mùi hương. Do đó, theo Sở Công Thương cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đến từ các nhãn hiệu hoặc đại diện nhãn hiệu trong công tác giám định.
Đồng thời, việc kinh doanh nước hoa giả hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đem lại lợi nhuận rất lớn do thường có giá mua vào rất thấp nên dù bán với giá thấp hơn giá hàng thật rất nhiều lần thì lợi nhuận khi bán vẫn rất cao, đủ sức hấp dẫn để các tiểu thương có thể chấp nhận rủi ro khi bị phạt.
Cùng với đó, nước hoa giả hiện nay được các đối tượng có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập lậu qua nhiều kênh khác nhau, gây khó khăn cho việc truy vết nguồn gốc.
Cũng theo Sở Công Thương, nhiều đối tượng không chỉ bán tại cửa hàng mà còn bán online qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, gây khó khăn cho việc kiểm soát và xử lý. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng chỉ trưng bày rất ít hàng hóa hoặc trưng bày hàng thật và chứa trữ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở nơi khác gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
![]() |
Kinh doanh nước hoa online khó kiểm soát (Ảnh chụp màn hình) |
Bên cạnh đó, theo Sở Công thương, một số người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn mua vì giá rẻ, hoặc muốn sở hữu sản phẩm giống hàng hiệu mà không đủ khả năng tài chính, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Một số người tiêu dùng khi mua phải hàng giả thường không tố giác hoặc không cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng, khiến việc điều tra gặp khó khăn.
Tin liên quan
Đọc thêm

Phát hiện 22 công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm tại Tân Phú

Đồng Nai truy quét hàng nhái, hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp

Chuyển 3 hồ sơ liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật giả tới cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh

Phú Yên lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật
