Tag

"Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi được in lần thứ 10

Văn học 18/08/2023 10:17
aa
TTTĐ - "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" được biên soạn và xuất bản trong thời gian 25 năm tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập. Mới đây, bộ sách được Đông A Books in lần thứ 10 bản đầy đủ với 201 truyện chính, kèm phần Nghiên cứu và Khảo dị, bổ sung minh họa.
Nhân vật Công Ninh chia sẻ anh và “vợ” hiện tại chỉ uống trà và kể chuyện cổ tích Tình yêu cổ tích của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hà thành “Căn nhà nhỏ, hạnh phúc to” và tình yêu đẹp như cổ tích của cặp vợ chồng tí hon

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước. Tác phẩm "Kho tàng cổ tích Việt Nam" của ông được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”, rất quen thuộc với giới nghiên cứu chuyên sâu lẫn bạn đọc phổ thông.

Bộ sách "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi

201 truyện cổ tích chia đều 5 tập, được tuyển chọn theo hệ thống nhất định: Nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe; Sự tích anh hùng nông dân; Truyện phân xử; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép; Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ; Truyện vui tươi dí dỏm.

Tất cả đều là những truyện tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng cổ tích Việt Nam rộng lớn. Những truyện cổ tích này qua lời kể của học giả Nguyễn Đổng Chi đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc, nhiều truyện đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết. Cách kể của ông hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ, kết hợp được niềm hứng khởi, ngây thơ của người kể chuyện dân gian và sự biến hóa, linh hoạt của một nhà văn.

Sau mỗi truyện chính, tác giả đều bổ sung các dị bản trong phần Khảo dị, nhằm so sánh điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác. Điều này mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại. Phần Khảo dị đã góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho bộ sách.

Ngoài các truyện cổ tích kèm dị bản, phần Nghiên cứu của bộ sách được in ở đầu tập 1 và cuối tập 5 giúp bạn đọc hiểu về bản chất, lai lịch, lịch sử phát triển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng… Ở cuối mỗi tập, còn có các bài đánh giá, phân tích giá trị bộ sách của các chuyên gia trong và ngoài nước.

So với những lần in trước đây, trong bản in lần thứ 10, nội dung sách được chỉnh lý kỹ lưỡng. Đặc biệt, bản in lần này đã chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, với các ngôn ngữ không dùng chữ Latin thì thay bằng chuyển tự Latin.

Ngoài ra, bản in lần thứ 10 được bổ sung minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân. Các minh họa sinh động, đậm chất dân gian, hòa quyện vào từng trang sách đã mở ra thế giới cổ tích nhiệm màu, mời bạn đọc bước vào khám phá.

PGS Vũ Ngọc Khánh nhận xét về bộ sách này: “Cách kể của anh hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ. Ở những trang mở đầu và kết luận bộ Kho tàng, anh đã lưu ý đến những đặc trưng của cổ tích: Tính chất cổ của sự việc, của hình tượng, bản sắc dân tộc của câu chuyện, và trình độ tư tưởng và nghệ thuật cao trong đối sánh với các loại hình tự sự dân gian khác.

Khi kể chuyện, anh đã tỏ ra tôn trọng những đặc điểm mà anh nêu ra. Đồng thời, anh vẫn có tư cách của một nhà văn. Cách kể của anh mộc mạc, có vẻ biến hóa, và điều đáng quý hơn cả: Rất đáng tin”.

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là đồng sáng lập trường Dục Thanh.

Với cuộc đời từng trải và hơn 50 năm cầm bút, sự nghiệp của ông trải rộng từ sáng tác văn học, nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm, khảo cổ… Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp lớn.

Cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tại nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang có đường phố mang tên ông.

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm