Tag

Để văn học, nghệ thuật phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Văn học 10/07/2025 16:00
aa
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thành ủy Hà Nội và Hội đồng lý luận Trung ương tăng cường hợp tác giai đoạn mới
Chú thích ảnh
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: Với những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được trong 40 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đến nay, đất nước ta đã hội đủ các điều kiện cần thiết để bước vào “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Thông điệp quan trọng này của Đảng được Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định đã truyền cảm hứng và niềm tin mãnh liệt đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Kỷ nguyên vươn mình là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Cùng với những đổi mới và chuyển động quyết liệt, mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, sự phát triển của văn học, nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc khơi dậy cảm hứng và ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đặc biệt là phát huy sức mạnh văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên mới - đưa đất nước đi tới hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Hội thảo này là diễn đàn học thuật dân chủ, sáng tạo, trách nhiệm, hữu ích của các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa, văn nghệ nhằm trao đổi, hiến kế, đưa ra các giải pháp. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (khoá XIII) họp từ ngày 18/9 đến 20/9/2024 tại Hà Nội đã thống nhất thông qua Việt Nam bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Đây không chỉ là cách nói biểu tượng mà còn là một khái niệm có nội hàm cụ thể, thể hiện tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược của Đảng về sự phát triển mang tính đột phá của dân tộc trong thời kỳ mới. Những định hướng đúng đắn, khoa học, giàu tính lý luận và thực tiễn, giàu tinh thần khai phóng, từ đó góp phần tháo gỡ những “điểm nghẽn” về nhận thức, tư duy, cơ chế, chính sách, mở ra hệ sinh thái sáng tạo rộng mở, phát huy cao độ trách nhiệm của các cơ quan văn hóa, văn nghệ và tài năng của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trước con đường tươi sáng của dân tộc.

Chú thích ảnh
Hội thảo: “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Các tham luận, ý kiến phát biểu trao đổi tại Hội thảo tập trung làm rõ các nhóm vấn đề cơ bản như: Tăng cường nhận thức về vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước; tăng cường sự gắn bó chặt chẽ, máu thịt giữa phát triển văn học, nghệ thuật với thực tiễn phát triển của đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc; chăm lo phát triển đội ngũ, xây dựng môi trường thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tài năng của nghệ sĩ; phát triển thị trường văn học, nghệ thuật; xây dựng công nghiệp văn hoá và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sáng tạo và phổ biến văn học, nghệ thuật; coi trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn học, nghệ thuật dân tộc đồng thời với việc mở rộng hội nhập và đối thoại văn hoá quốc tế.

Tham luận với chủ đề “Văn học nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cơ hội và thách thức”, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình - Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Văn học cho rằng: Sau bốn thập kỷ đổi mới đất nước, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn để vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc... Là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm văn hóa, động lực phát triển kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật có sứ mệnh đồng hành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, miêu tả sâu sắc thực tiễn đương đại, góp phần xác lập vị thế văn hoá và bản sắc dân tộc trong thời đại mới.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra những thách thức với nền văn học nghệ thuật Việt Nam như việc chưa nhận thức thật sâu sắc, đầy đủ vai trò của văn học, nghệ thuật trong kiến tạo văn hóa và động lực phát triển kinh tế, xã hội; xu hướng thương mại hoá nghệ thuật, quá đề cao chức năng giải trí, xem nhẹ chức năng giáo dục văn hoá, tư tưởng, chạy theo thị hiếu tầm thường khá phổ biến...

"Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, trong bối cảnh mới văn học, nghệ thuật phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí thách thức nằm ngay trong cơ hội, đan xen cơ hội. Việc nhận rõ đâu là cơ hội, đâu là thách thức sẽ giúp chúng ta có cơ sở khoa học vững chắc để xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật đúng đắn, kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo văn học, nghệ thuật rộng mở, tạo điều kiện sản sinh nhiều tác phẩm nghệ thuật ưu tú, đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân đồng thời nâng tầm vị thế văn hoá, con người Việt Nam trên trường quốc tế", PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam phát biểu (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Thạc sĩ Bùi Thanh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương) cho rằng: Đồng hành suốt chiều dài phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là tinh thần trách nhiệm và khát vọng cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Về thể chế chính sách và quản lý nhà nước ngày càng được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ngày càng sôi động, phong phú về nội dung, đa dạng về phương thức thể hiện. Quyền tự do, dân chủ trong sáng tạo được tôn trọng và phát huy. Trên tất cả các lĩnh vực đều có những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Bùi Thanh Tâm, để đời sống văn học nghệ thuật có nhiều tác phẩm đỉnh cao, xứng tấm thời đại và lay động đồng người, phản ánh được hơi thở của cuộc sống trong kỷ nguyên mới cần tập trung vào một số giải pháp như: cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn học, nghệ thuật; coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ cả về số lượng và chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc, sẵn sàng dấn thân, lăn lộn với thực tiễn cuộc sống và hơn hết là khát vọng cống hiến, sự say mê với nghề nghiệp; quan tâm phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa ở các ngành văn học, nghệ thuật có tiềm năng thương mại, sức lan tỏa và phù hợp với trình độ công nghệ - thị trường...

PV

baotintuc.vn

Đọc thêm

Cuốn sách đầy chiêm nghiệm của nhà báo Hồ Quang Lợi Văn học

Cuốn sách đầy chiêm nghiệm của nhà báo Hồ Quang Lợi

TTTĐ - Trong suốt gần 70 năm cuộc đời mình, dù trải qua nhiều vị trí khác nhau nhưng Hồ Quang Lợi vẫn tự hào nói rằng mình chỉ có một nghề duy nhất, đó là nghề báo. Cả đời gắn bó với báo, ăn báo chí, ngủ báo chí, lúc nào cũng có những chuyện về báo chí ở trong đầu, nhà báo Hồ Quang Lợi có rất nhiều trải nghiệm và chiêm nghiệm. Những điều ông chắt lọc được đúc rút đầy tâm huyết trong "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút", để vào đúng thời điểm kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - dịp trọng đại với những người làm báo ông chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp cuốn sách thứ 11 của mình.
Người chọn nghề, nghề chọn người và hành trình dấn thân của nhà báo Tô Đình Tuân Văn học

Người chọn nghề, nghề chọn người và hành trình dấn thân của nhà báo Tô Đình Tuân

TTTĐ - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, ngày 20/6 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, nhà báo Tô Đình Tuân, Ủy viên BCH Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập Báo Người Lao động đã ký tặng sách “Dấu ấn 30 năm nghề báo”. Buổi ký tặng sách không chỉ là sự kiện giới thiệu một tác phẩm, mà còn là dịp để nhà báo Tô Đình Tuân tri ân đồng nghiệp, độc giả và những người đã đồng hành cùng ông trong suốt 30 năm, đồng thời khơi nguồn cảm hứng cho thế hệ làm báo trẻ.
“Theo dấu chân Người” tái hiện hành trình Bác Hồ tìm đường cứu nước Văn học

“Theo dấu chân Người” tái hiện hành trình Bác Hồ tìm đường cứu nước

TTTĐ - “Theo dấu chân Người” là tập truyện kí lịch sử bao gồm những tư liệu đặc biệt, tái hiện chân thực hành trình ba mươi năm (1911 - 1941) bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Nhà báo Tô Đình Tuân ra mắt sách "Dấu ấn 30 năm nghề báo" Văn học

Nhà báo Tô Đình Tuân ra mắt sách "Dấu ấn 30 năm nghề báo"

TTTĐ - Sáng 8/6, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh (Quận 1), nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao động đã cho ra mắt sách "Dấu ấn 30 năm nghề báo".
Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo Văn học

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo

TTTĐ - Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt và không ít trường hợp thật - giả lẫn lộn thì nhu cầu về một tiếng nói tỉnh táo, sắc sảo và đầy trách nhiệm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. “Bắn chỉ thiên” - tập tiểu phẩm báo chí của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả như một "phát súng" thức tỉnh, truyền thông điệp mạnh mẽ về sự tử tế, chính trực và tinh thần phản biện trong xã hội hiện đại.
“Bóng tàu qua phố”  -  Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai Văn học

“Bóng tàu qua phố” - Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai

TTTĐ - “Bóng tàu qua phố” là khúc ngân dịu dàng vang vọng từ năm cửa ô Hà Nội - nơi quá khứ và hiện tại quyện hòa trong âm vang bánh sắt, sắc vàng mùa thu và nhịp sống đô thị đương đại. Với giọng thơ lãng mạn mà sâu lắng, tác giả Tào Khánh Hưng đưa người đọc lên chuyến tàu ký ức xuyên qua phố cổ, cầu Long Biên, qua cả miền quê lúa thơm và những khát vọng tương lai. Tàu không chỉ chở hành khách mà còn chuyên chở tình yêu Hà Nội, bản sắc Việt và giấc mơ phát triển trên từng cung đường đất nước. Một bài thơ lắng đọng, để ta thêm yêu con tàu, yêu Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến.
“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025 Văn học

“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025

TTTĐ - Kì nghỉ hè gõ cửa cũng là lúc các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc lựa chọn các đầu sách thiếu nhi cho con em mình. Ra mắt đúng mùa hè năm nay, bộ truyện tranh dài kì “Anh em bình thường” (gồm 11 tập) do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và Tân Việt Books liên kết xuất bản chắc chắn sẽ là lựa chọn làm say mê các bạn nhỏ, hứa hẹn khuấy đảo mùa hè 2025.
Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Văn học

Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian

TTTĐ - Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải Hiệp sĩ Dế mèn vì đã cống hiến cả cuộc đời và sự nghiệp cho thiếu nhi với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian. Trong đó có cuốn "Về quê - Khúc đồng dao của bé" (đồng tác giả Phạm Hồng Tuyến) lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế mèn năm nay.
Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái Văn học

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

TTTĐ - “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” của nhà báo Tiểu Phong không chỉ là một cuốn sách dành cho thiếu nhi mà còn là một tác phẩm đầy cảm xúc, phản ánh những khía cạnh sâu sắc của tình cảm gia đình và hành trình trưởng thành. Với lối kể chuyện chân thành và cảm động, cuốn sách hứa hẹn chạm đến trái tim của nhiều độc giả.
Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách" Văn học

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

TTTĐ - Thế hệ trẻ ngày nay rưng rưng xúc động và tràn ngập lòng biết ơn khi được tìm hiểu "Chân dung Bác Hồ qua trang sách".
Xem thêm