Tag

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội

Người Hà Nội 28/08/2024 17:15
aa
TTTĐ - Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 đã khép lại, nhưng những ấn tượng mà sự kiện này để lại vẫn còn đọng lại sâu sắc trong tâm trí của cả du khách lẫn các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Với chủ đề “Thức quà Hà Nội”, lễ hội năm nay không chỉ đơn thuần là một sự kiện giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Thủ đô, mà còn là một chiến lược quan trọng nhằm khơi dậy tiềm năng của các đặc sản, làng nghề truyền thống trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch Hà Nội trong tương lai.
Sôi nổi các hoạt động đón Tết Độc lập tại phố cổ Hà Nội "Vũ điệu áo dài" - sân chơi hấp dẫn cho giới trẻ 4.500 khách du lịch Ấn Độ bắt đầu tham quan Hà Nội

Quà tặng du lịch và câu chuyện văn hoá Hà Nội

Với bề dày lịch sử và văn hóa ngàn năm, Hà Nội từ lâu đã thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài tiềm năng du lịch từ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, Hà Nội còn ghi danh trên bản đồ du lịch thế giới bởi những món ăn và sản phẩm thủ công truyền thống, mang đậm nét đặc trưng của đất kinh kỳ.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự

Nhắc đến "quà" Hà Nội, người ta sẽ nhắc ngay đến Cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, phở cuốn Hương Mai hay những sản phẩm thủ công như gốm sứ Bát Tràng, sơn mài Đường Lâm. Tất cả đã trở thành những biểu tượng văn hóa độc đáo góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế.

Là năm thứ hai được tổ chức, Lễ hội Quà tặng Du lịch thu hút lượng khách đông đảo, cho thấy các sản phẩm đặc sản và quà tặng của Thủ đô không chỉ đơn thuần là những món hàng để bán, mà còn là những câu chuyện văn hóa, là những ký ức và tình cảm được gói gọn trong từng món quà.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Thưởng thức trà sen theo văn hóa người Hà Nội

Qua từng gian hàng, du khách không chỉ được thưởng thức và mua sắm mà còn được trải nghiệm, khám phá những câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm. Điều này không chỉ làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Bà Matssumoto Fumi - Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam - ghé thăm cửa hàng nón lá

Một trong những điểm nhấn của lễ hội năm nay chính là sự tham gia của các làng nghề truyền thống, với những sản phẩm mang đậm dấu ấn riêng của từng làng nghề.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, đại diện cho làng sơn mài Đường Lâm đã mang đến lễ hội những tác phẩm độc bản, tinh tế, thể hiện rõ nét sự khéo léo và tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm từ sừng của làng nghề Thụy Ứng được nghệ nhân Nguyễn Văn Sử giới thiệu, đã tạo nên một nét độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy, khi được quảng bá và tiếp cận đúng cách, các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội có thể trở thành những món quà tặng du lịch hấp dẫn, góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Bia hơi Hà Nội - nét đặc trưng mỗi buổi chiều tan tầm

Giải pháp phát triển quà tặng du lịch Hà Nội

Bên cạnh những sản phẩm, thức quà độc đáo, thể hiện sự chỉn chu, chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm huyết từ các nghệ nhân, những người làm nghề thì thực tế cho thấy, việc khai thác nguồn lợi từ các sản phẩm đặc sản và quà tặng truyền thống của Hà Nội vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Lễ hội thu hút du khách trong và ngoài nước

Mặc dù Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề truyền thống nhưng nhiều du khách cho rằng, nhiều sản phẩm quà tặng hiện nay vẫn thiếu tính biểu trưng rõ rệt, chưa thực sự tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách. Các sản phẩm lưu niệm, quà tặng còn mang tính đại trà, chưa độc đáo, đặc trưng riêng biệt. Điều này dẫn đến việc, mặc dù nhu cầu mua sắm của du khách rất lớn, nhưng các sản phẩm lại chưa đủ sức hấp dẫn để thúc đẩy họ chi tiêu.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Nhiều trẻ em vẫn thích thú với những sản phẩm đồ chơi dân gian

Như vậy có nghĩa rằng, muốn khắc phục vấn đề này, cần có một chiến lược phát triển toàn diện và bài bản hơn. Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp quan trọng là cần gắn kết các sản phẩm quà tặng với những câu chuyện văn hóa, lịch sử đặc sắc của Hà Nội.

Từng món quà tặng cần phải mang trong mình một thông điệp, một câu chuyện đặc biệt, từ đó không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn kích thích nhu cầu mua sắm của du khách. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm quà tặng cũng là một yếu tố quan trọng, giúp tạo nên sự nhận diện và thu hút du khách.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Các sản phẩm quà tặng Thủ đô nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và du khách

Bên cạnh đó, việc tận dụng các kênh thương mại điện tử để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cũng là một hướng đi cần được chú trọng. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc tiếp cận thị trường và mở rộng đối tượng khách hàng qua các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp nâng cao doanh thu mà còn là cách hiệu quả để quảng bá hình ảnh của Hà Nội ra toàn cầu.

Khơi dậy tiềm năng du lịch từ các thức quà Hà Nội
Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, để phát triển bền vững ngành du lịch quà tặng, các nhà sản xuất cần sáng tạo ra những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa và thân thiện với môi trường. Những sản phẩm đó góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn, giàu bản sắc.

Trao đổi thêm với phóng viên trong khuôn khổ Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định: "Mùa thu Hà Nội luôn là cơ hội để kích cầu du lịch Thủ đô. Thông qua lễ hội, thông qua các thức quà của Hà Nội, các đơn vị cung cấp dịch vụ ẩm thực, ăn uống sẽ có thêm động lực, cơ hội để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đó cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp được trực tiếp lắng nghe góp ý, rút kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện sản phẩm, từ đó mang đến cho du khách ẩm thực Hà Nội trọn vẹn nhất".

Đọc thêm

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Xem thêm