Tag

Khởi động chương trình “Điều ước cho em” hỗ trợ học trò dân tộc thiểu số

Giáo dục 25/12/2020 20:25
aa
TTTĐ - Chương trình “Điều ước cho em” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ ngành liên quan triển khai, thực hiện vừa được khởi động những hoạt động đầu tiên tại tỉnh Bắc Kạn.
Đồng hành cùng thanh niên đẩy mạnh chương trình OCOP Thành đoàn Hà Nội ký kết chương trình kết nghĩa với Tỉnh đoàn Điện Biên

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc huy động các nguồn lực nhằm chung tay xây dựng nâng cao chất lượng GD&ĐT, nhất là giáo dục vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT và các nhà tài trợ đã triển khai thực hiện chương trình “Điều ước cho em” tại tỉnh Bắc Kạn, trước mắt là tại điểm trường Slam Vè thuộc trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Nhạn Môn (Pác Nặm) và điểm trường Nậm Lẩu, xã Sĩ Bình (Bạch Thông).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng áo ấm cho học sinh tại điểm trường Slam Vè, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Nhạn Môn (Pác Nậm)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng áo ấm cho học sinh tại điểm trường Slam Vè, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Nhạn Môn (Pác Nặm) tại chương trình

Đến thăm và tặng quà tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Nhạn Môn (Pác Nặm), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Thời gian qua, Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, điều kiện dạy - học trong các nhà trường từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu thực tế của thầy - trò thì điều kiện dạy - học vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng, điều ước có nhiều nhưng có những điều rất giản dị, thiết thực mà có thể hiện thực hóa được ngay. Trước hết là, điều kiện dạy - học của thầy - trò được tốt hơn; Các điều kiện sinh hoạt như: Ăn ở, điện nước, nhà vệ sinh…, thậm chí là sóng điện thoại để thầy - trò có thể kết nối trong hệ thông tin toàn cầu.

“Trên tinh thầy đó, Bộ GD&ĐT cùng các nhà tài trợ sẽ góp phần thực hiện điều ước ấy. Trước mắt, thực hiện điều ước để em đến trường với bữa ăn bán trú đầy đủ, áo mặc đủ ấm, mùa đông được có giày ấm đến trường. Đây là những nhu cầu thiết yếu và có ý nghĩa sâu sắc”, Bộ trưởng nói, đồng thời ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến các Bộ, ban, ngành, các nhà hảo tâm đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; Qua đó, kết nối giữa những người có nhu cầu thiện nguyện với những nơi cần được hỗ trợ.

Học sinh vùng cao ấm áp với những chiếc áo nghĩa tình.
Học sinh vùng cao ấm áp với những chiếc áo nghĩa tình tại chương trình

Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ triển khai sâu rộng hơn Chương trình “Điều ước cho em” để thầy - trò vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn, nâng bước chân các em đến trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.

Hưởng ứng Chương trình “Điều ước cho em” do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện, trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) hỗ trợ đợt 1 cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Nhạn Môn toàn bộ dầu ăn, gạo đến hết năm học; Qua đó, góp phần hỗ trợ thầy - trò vơi bớt khó khăn; Đồng thời giáo dục học sinh tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”.

Vinh dự được chọn là đại sứ của “Điều ước cho em” tỉnh Bắc Kạn, cô giáo Triệu Mùi Viển - giáo viên trường Mầm non Bộc Bố (Pác Nặm, Bắc Kạn) nhấn mạnh: Đây là chương trình thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm chia sẻ với thầy - trò vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với tư cách là đại sứ, cô mong muốn kêu gọi được nhiều tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm cùng chung tay, chăm lo cho giáo dục vùng khó nói chung và thầy - trò vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Trước mắt, các trường học vùng cao mong muốn có đủ áo ấm, chăn bông cho học sinh bán trú; gạo nước, giày dép cho học sinh đến trường. Những hoạt động ý nghĩa từ chương trình “Điều ước cho em” tại Pắc Nặm sẽ lan tỏa đến toàn ngành Giáo dục tỉnh Bắc Kạn và đến với mọi miền của Tổ quốc.

Đọc thêm

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Xem thêm