Tag

Khởi nghiệp chỉ với một triệu đồng

Khởi nghiệp sáng tạo 06/02/2020 10:31
aa
TTTĐ - Khởi nghiệp cách đây 6 năm với số vốn ban đầu 1 triệu đồng, chị Kim Thùy (sinh năm 1988, Hà Nội) chỉ mong muốn kinh tế gia đình khấm khá hơn và con cái có một tương lai vững chắc. Câu chuyện khởi nghiệp của chị cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp "ít vốn".

Khởi nghiệp chỉ với một triệu đồng

Kim Thuỳ đã thành công khi khởi nghiệp chỉ với 1 triệu đồng

Bài liên quan

Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Israel

“Đi tắt đón đầu” để khởi nghiệp thời đại 4.0

Khởi nghiệp sáng tạo, cơ hội để giới trẻ Thủ đô thử sức

Trò chuyện cùng doanh nhân tuổi Tý

Bắt đầu từ bà mẹ “bỉm sữa”

Từ cô giáo nghèo tới người sở hữu một doanh nghiệp liên quan tới giáo dục từ đồng vốn ban đầu vỏn vẹn 1 triệu đồng, nhờ công nghệ cô tiếp tục thành công với nghề kinh doanh online. Hành trình khởi nghiệp của bà mẹ "bỉm sữa" Kim Thùy là một câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, Kim Thùy đã rất vất vả mới tìm được công việc giảng dạy với đồng lương ít ỏi.

Kết hôn với người chồng làm xây dựng nhưng lúc mới lấy nhau cả hai vợ chồng đều nghèo. Chồng Thùy làm xây dựng nhưng gần một năm không được thanh toán tiền lương nên quyết định bỏ để kiếm tìm một công việc khác.

Lương chỗ làm mới của chồng được 2,5 triệu/tháng, còn lương của chị được 5 triệu. Trừ tiền thuê nhà, ăn uống và các khoản tiêu, vợ chồng chị tiết kiệm được 1 triệu đồng mỗi tháng.

Làm gì với số vốn 1 triệu đây? Cả hai vợ chồng chị Thùy lúc ấy cứ loay hoay mà không có câu trả lời.

Thuỳ khởi nghiệp kinh doanh đồ lót chỉ với số vốn ít ỏi đó. Như một cơ duyên, chị làm quen được một mối buôn có giá tốt.

"Đơn hàng lấy buôn đầu tiên hình như hơn 700 nghìn đồng, mình không nhớ rõ lắm. Mình chỉ nhớ, một chiếc quần lót lần đầu tiên mình nhập giá 20 nghìn đồng, về bán 25 nghìn đồng, lãi được 5 nghìn/chiếc.

Mình không thể nào quên được lần đi giao hàng đầu tiên, đó là một nữ khách ở Lê Thanh Nghị. Hôm đó nắng như đổ lửa, mình vượt quãng đường gần 20km giao hàng cho khách và lãi được 15 nghìn đồng. Dù mệt nhưng mình rất vui vì lần đầu tiên có lãi. Mình không bao giờ quên giây phút đó”, Thùy vui vẻ nói.

Sau lần đó, hai vợ chồng cứ thay phiên nhau đi ship hàng, tranh thủ giờ nghỉ, buổi tối là bám đường đi giao hàng cho khách. “Năng nhặt chặt bị”, cứ thế từ đồng vốn ít ỏi, số lãi cứ tăng dần lên càng khiến cho Thùy có thêm động lực.

Công việc cứ tiến triển như vậy. Chị bán đến đâu nhập hàng đến đấy bởi mỗi lần đi lấy hàng chỉ có vốn mấy trăm nghìn nhưng sau cứ tăng dần. Hai tháng sau, chị nhập lô hàng đến 3 triệu đồng.

Đang trên đà làm ăn tiến triển thì Thùy bất ngờ bị tai nạn. Trên đường đi về quê chẳng may bị một người say rượu đâm phải khiến Thùy bị gẫy xương ngón chân, phải điều trị gần hai tháng.

"Vợ chồng mới tích cóp được vài triệu đồng thì cho vào viện cả, chỉ còn mấy trăm nghìn đồng sót lại thôi", Thùy nhớ lại quãng thời gian đó.

Mạng xã hội là cửa hàng lớn nhất, không mất tiền thuê

Đứng trước khó khăn, Thùy càng thêm quyết tâm kiếm tiền. Cô nhập thêm áo phông nam về bán. Đến khi giao hàng, khách bảo: “Áo này đẹp quá, em có mang màu tím không? Chị muốn mua thêm màu tím”, rồi khách đòi thêm màu này, màu kia nhưng có đâu.

Về nhà cô thầm nghĩ: “Mỗi lần đi ship mang theo hàng có phải bán được thêm không?”. Từ hôm đó, dù khách chỉ mua một chiếc áo Thùy cũng mang cả bọc theo. Có hôm, cô bán một đơn lãi đến hơn một triệu đồng, dù ban đầu khách chỉ hỏi mua hai cái áo trị giá 200 nghìn đồng.

Sau này, những đơn hàng khác Thùy vẫn duy trì, áp dụng cách bán hàng như vậy. Bởi cô nghĩ, ban đầu khách có thể định mua cho chồng nhưng đem đến khách lại có nhu cầu mua cho bố, cho em hoặc mua tặng người thân…

Thuỳ cũng nung nấu ý định mở một cửa hàng, cô lên Facebook để hỏi ý kiến mọi người xem có nên hay không. Có một câu nói đã khiến cô nhớ mãi: “Facebook là một cửa hàng lớn mà em không phải mất tiền thuê”. Chính câu nói này đã đưa cô đến con đường kinh doanh online.

Sau lần đó, cô lao đầu vào kinh doanh online, tham gia các khóa đào tạo offline về bán hàng online để thu thập thêm kinh nghiệm, kỹ năng. Nhờ đó, các mối hàng, khách hàng cứ tăng dần.

Kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên Thùy vẫn thường xuyên tìm kiếm những nguồn hàng đảm bảo và ổn định hơn. Đặc biệt, cô còn tận dụng tất cả các nguồn hàng từ các mối quan hệ mà có được như bạn bè cùng lớp đại học, phụ huynh học sinh… Thậm chí trong nước chưa đủ, cô còn tận dụng các mối quan hệ ở nước ngoài để tiếp tục phát triển niềm đam mê kinh doanh của mình.

Khi công việc kinh doanh online bắt đầu thu được những thành tựu nhất định cũng là lúc những dự định chưa hoàn thành ngày một thôi thúc chị nhiều hơn. Một thời gian sau, khi công việc thuận lợi, Thùy nghỉ hẳn công tác giảng dạy để đầu tư cho những ước mơ đang dang dở.

“Mình yêu nghề dạy học. Đó cũng là ước mơ còn dang dở mà bố muốn mình viết tiếp. Có được số vốn nhỏ rồi, mình mở lớp tiếng Anh, trường mầm non, công ty về giáo dục... và làm những thứ liên quan đến giáo dục. Mỗi ngày, dù rất bận rộn nhưng mình vẫn thấy cuộc sống thật ý nghĩa, vì đang được làm thứ mình thích, mình yêu”, Thùy vui vẻ chia sẻ.

Từ kinh nghiệm được đúc kết bởi những năm tháng lập nghiệp với kinh doanh online, Thùy đã viết cuốn sách "Nghệ thuật bán hàng qua Facebook". Chỉ với số vốn 1 triệu đồng, bà mẹ "bỉm sữa" ấy đã có trong tay cơ ngơi nhiều người ngưỡng mộ. Bản thân chị trong những ngày bắt đầu ấy chắc cũng không bao giờ dám nghĩ đến.

Câu chuyện của Kim Thuỳ cũng là động lực phấn đấu cho nhiều bạn trẻ yêu thích kinh doanh. Bởi vấn đề mà nhiều người gặp khó khăn trong quá trình khởi nghiệp chính là vốn. Nhiều người có trong tay vỏn vẹn 1 triệu đồng và cũng nhiều người có hơn số tiền đó nhưng không dám chi ra vì bước đầu còn bỡ ngỡ, sợ thất bại và mất vốn.

Theo Thùy: "một triệu đồng vốn, các bạn trẻ vẫn có thể khởi nghiệp kinh doanh như bán thẻ cào, bán đồ ăn vặt, bán đồ handmade, thậm chí cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hay còn gọi là shipper… Tuy nhiên dù lựa chọn mặt hàng nào thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải thật sự chăm chỉ, chịu khó và yêu thích kinh doanh".

Tin liên quan

Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Xem thêm