Tag

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khởi nghiệp sáng tạo 18/03/2025 18:11
aa
TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Ưu tiên dành nguồn lực bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao Nhớ về vị nữ tướng huyền thoại của “Đội quân tóc dài” Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả

Kết hợp kỹ thuật truyền thống với xu hướng hiện đại

Chiếm 65% lao động trong 1.350 làng nghề Hà Nội, các nữ nghệ nhân làng nghề, phố nghề đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, thiết kế nhiều mẫu mã mới, kết hợp kỹ thuật truyền thống với xu hướng hiện đại, tạo ra những sản phẩm làng nghề tinh tế có giá trị cao và truyền lửa bảo tồn và phát triển làng nghề cho cộng đồng.

Tại làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín, Hà Nội), các nữ nghệ nhân cùng các thành viên trong làng không ngừng đổi mới, tạo ra các sản phẩm tinh tế, chất lượng.

Nghề làm lược sừng Thụy Ứng đã có từ hơn 400 năm trước. Trong những năm gần đây, nghề phát triển mạnh mẽ với nguyên liệu chủ yếu là sừng, trai, ốc... Hiện, các gia đình đều đầu tư máy móc trong sản xuất nên sản phẩm chất lượng hơn và số lượng lớn hơn.

Nghệ nhân Lê Thị Thuận
Nghệ nhân Lê Thị Thuận giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng

Phó Chủ tịch Hội làng nghề lược sừng Thụy Ứng, nghệ nhân Lê Thị Thuận tự hào cho biết, năm vừa qua, bà đã chủ động chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng chương trình OCOP của thành phố. Từ khi sản phẩm được chứng nhận, doanh số bán hàng tăng hơn.

Theo bà Thuận, trước kia, làng sản xuất lược là chính. Những năm gần đây, người Thụy Ứng phát triển đa dạng với hơn 1 triệu sản phẩm, trong đó chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức. Từ nghề chế tác sừng, trai, ốc... đời sống của người dân Thụy Ứng ngày càng sung túc.

Trước sự tác động không nhỏ từ cách mạng công nghiệp 4.0, nghệ nhân Lê Thị Thuận cho hay, nếu không đổi mới để tồn tại và phát triển thì nghề truyền thống của cha ông rất dễ bị mai một.

Để vừa giữ nghề, vừa phát triển kinh tế, bà không ngần ngại đi khắp các triển lãm lớn nhỏ ở trong và ngoài nước, đầu tư trang thiết bị hiện đại, có những chiếc máy đến hàng trăm triệu đồng.

“Hiện nay, máy móc chiếm 70% năng suất làm việc của chúng tôi. Song song với sản xuất, chúng tôi tích cực quảng bá sản phẩm, liên tục cho ra các mẫu mã phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi.

Tôi cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, quảng bá, tôn vinh từ các chương trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội. Đây là dịp để sản phẩm của chúng tôi đến được gần nhất với người tiêu dùng”, bà Thuận cho biết.

Phải đổi mới, chuyển mình liên tục

Mang sản phẩm lụa Vạn Phúc đến trưng bày tại Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2025, gian hàng của vợ chồng chị Bùi Thị Minh Ngọc, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đông Hương (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) tấp nập người xem và mua hàng nhờ các mẫu mã hợp thời, đa dạng, nhiều màu sắc. Sản phẩm từ lụa của gia đình chị cũng đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất
Các sản phẩm lụa của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đông Hương ngày càng đa dạng

Chị Minh Ngọc chia sẻ, gia đình chị có nghề làm lụa truyền thống được gần 20 năm. “Hiện nay, trong công ty, mẹ chồng tôi là người trực tiếp quản lý và sản xuất. Vợ chồng tôi vừa theo nghề mẹ dạy, vừa hỗ trợ kinh doanh, bán hàng”.

Nói về việc kinh doanh các sản phẩm truyền thống thời công nghệ số, chị Ngọc cho hay, có rất nhiều thách thức đòi hỏi người bán phải đổi mới, chuyển mình liên tục.

“Các mặt hàng lụa tơ tằm, nhất là các sản phẩm thủ công thì thường phải sờ, cảm nhận trực tiếp mới phân biệt được chất lượng lụa. Nghe quảng cáo thôi là chưa đủ.

Với sản phẩm thủ công, mình phải quảng bá theo cách khác như tham gia gian hàng trưng bày tại các hội chợ, triển lãm… Mẹ tôi còn dạy nghề miễn phí cho du khách tới tham quan, mua sắm ngay tại cửa hàng”, chị Ngọc nói.

Song song với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng gìn giữ những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống, trong đó có chị Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.

Năm 2015, chị Thu quyết định mở lớp dạy tỉa hoa đu đủ ngay tại nhà với mong muốn truyền nghề cho thế hệ trẻ. Nhiều bạn trẻ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tìm đến chị để học nghề. Trong số đó, có những người đã thành công mở lớp dạy tỉa hoa hoặc kinh doanh dịch vụ trang trí mâm cỗ.

Theo chị Thu, quá trình chẻ cánh hoa đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ năng và sự kiên nhẫn, vì công đoạn này yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác trong từng đường dao và khéo léo tạo hình những cánh hoa đu đủ sao cho đều để việc uốn cánh, tạo vân được đẹp và có hồn.

"Tôi không nhớ nổi mình đã tỉa bao nhiêu loại hoa nhưng mỗi bông hoa đều mang một câu chuyện riêng về cái duyên khi chinh phục được nó. Sau nhiều năm gắn bó với hoa đu đủ, tôi dần cải tiến về cách tỉa, uốn, nhuộm... Tôi đã chinh phục thêm nhiều loại hoa mới theo phương pháp hiện đại.

Điều đặc biệt là dù có dùng phương pháp mới nào thì hoa đu đủ chẻ cánh vẫn luôn gắn liền với con dao bổ cau huyền thoại xưa của bà, của mẹ, của những ký ức... Với tình yêu Hà Nội, tôi muốn giữ gìn những giá trị văn hóa của người Hà Thành", chị Thu chia sẻ.

Hiện, nữ chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ gần 40% trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng sự năng động, sáng tạo trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và thương mại điện tử, họ đã nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Từ đó, họ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ít nhất 200 dự án khởi nghiệp sáng tạo, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ phát triển. Vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng (tương đương 300 triệu USD) so năm 2025.
Xem thêm