Khởi nghiệp với búp bê truyền thống
![]() |
Một lần tình cờ Nguyễn Phương Chi, sinh viên trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đọc một bài viết trên mạng Internet về thế hệ “chuối”, thế hệ vỏ vàng ruột trắng. Thế hệ người Việt Nam mang màu da vàng nhưng lối sống suy nghĩ đậm chất phương Tây. “Mình nhận ra, trẻ con giờ khác với hồi mình còn bé quá. Thay vì các câu chuyện cổ tích, lời hát ru thì những clip ngắn trên Youtube được phát ra từ chiếc điện thoại cảm ứng của bố mẹ lại là thứ đưa các em vào giấc ngủ. Văn hóa với các em là cái gì đó quá xa vời, những câu chuyện chỉ được kể vào mỗi giờ kể chuyện trên lớp, bộ trang phục truyền thống lại được gìn giữ trong các viện bảo tàng… Vì vậy, cần một thứ gì đó truyền tải truyền thống văn hóa đến các em” – Chi chia sẻ.
Tìm hiểu thêm, Chi và các thành viên trong dự án nhận thấy thời gian gần đây Việt Nam đã tự sản xuất được búp bê. Tuy nhiên, khuôn mẫu búp bê được sử dụng lại là khuôn búp bê Barbie. Những mẫu búp bê thuần Việt đều được tạo từ những vật liệu thô cứng, chủ yếu là dành cho khách du lịch, nên sinh ra với mục đích chính là trưng bày chứ không để tâm đến những thiết kế phù hợp cho trẻ nhỏ. Búp bê các em chơi hàng ngày đều mang hình thài, phong thái, trang phục của các nước châu Âu như Elsa, Barbie, các em đã quên dần đất nước Việt Nam cũng còn nhiều điều đáng để biết đến như cô Tấm, bà Trưng, bà Triệu…
![]() |
Các thành viên dự án Taca
Thêm vào đó, trên thị trường đồ chơi, hàng Việt Nam đang dần được tin dùng nhiều bởi giá cả hợp lý đi kèm với chất lượng đảm bảo. Những yếu tố này đã thôi thúc nhóm bạn trẻ thực hiện Dự án búp bê truyền thống – Taca với mong muốn đây sẽ là sản phẩm làm cầu nối cho thế hệ trẻ tương lai và nền văn hoá ngàn năm.
Dự án triển khai sản xuất những cô búp bê “made in Vietnam” bằng nhựa tổng hợp và mặc những trang phục của đất nước Việt nam. Các sản phẩm được chia làm 3 hướng: Sản phẩm búp bê đơn là các nhân vật trong truyện cổ tích hay búp bê mặc các trang phục cách tân, cách điệu của Việt Nam như là áo tứ thân, áo dài, trang phục dân tộc…; sản phẩm bộ búp bê được phổ theo các câu chuyện cổ tích, lịch sử, truyền thuyết,… bộ sản phẩm sẽ bao gồm búp bê cho các nhân vật chính của câu chuyện, kèm theo mẩu chuyện bằng tranh đã được chỉnh sửa để các em dễ chơi. Ở dưới mẩu chuyện sẽ là nguyên tác; cuối cùng là sản phẩm búp bê do các em tự sáng tạo.
Nguyễn Đức Lương, sinh viên trường Đại học Ngoại thương, thành viên dự án nhấn mạnh: “Điểm nổi bật nhất của dự án là sản phẩm được phổ theo các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, lịch sử. Nếu sản phẩm thành công sẽ mang một “làn gió” mới tác động vào tư tưởng của các em. Khi các em chơi các sản phẩm này, các em sẽ được tiếp cận với một phần của Việt Nam”.
Khách hàng của dự án sẽ là các gia đình, trường mẫu giáo ở giai đoạn đầu và sau đó hướng tới những khách du lịch. Dự án sẽ đem tới những giá trị khác nhau cho những các đối tượng khách hàng. Ví dụ như với các em nhỏ, giá trị cốt lõi sẽ là giáo dục văn hóa, thông qua những con búp bê các em được cầm trên tay. Các em sẽ được biết thêm về những câu chuyện cổ tích từ xa xưa và được lớn lên với những câu chuyện, lối sống, phong tục của người Việt Nam.
Hiện các thành viên của dự án đang tập trung bồi dưỡng các kỹ năng về sales, marketing, kỹ năng quản lý và cân đối thời gian học. Khi đủ tiềm năng nhóm sẽ làm việc với nhà sản xuất, thỏa thuận hợp đồng, giải quyết vấn đề đạo nhái sản phẩm,…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Triển khai nhiều mô hình sáng tạo trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Dự án gây ấn tượng tại chung kết cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Nữ CEO 8X tận tâm, đổi mới trong “kỷ nguyên vươn mình”

Ươm mầm tài năng trẻ ngành Công nghệ thực phẩm Việt Nam

“Đòn bẩy” hướng tới mục tiêu phát triển công nghệ cao

Để Hải Phòng xứng tầm trung tâm vùng gắn kết quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ Khai mạc Techfest Việt Nam 2024

BIDV MetLife đồng hành cùng doanh nghiệp do nữ làm chủ và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo

Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo "Từ địa phương ra quốc tế"
