Không để cơ chế chấp nhận rủi ro trở thành lá chắn trục lợi
Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ |
Áp dụng cơ chế “tài trợ theo kết quả đầu ra”
Chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Thảo luận về việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục, cải cách thủ tục hành chính trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) đề nghị cần đổi mới quy trình triển khai thực hiện các đề tài, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
![]() |
Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) |
Theo đó, cần có cơ chế cho phép các nhà khoa học, các doanh nghiệp chủ động, tự bỏ tiền ra để triển khai các đề tài nghiên cứu, công trình thành sản phẩm, sau đó nếu được Nhà nước chấp nhận, phê duyệt thì trả tiền.
“Đây cũng là hướng gỡ rối cho trình tự hiện nay. Nếu theo trình tự hiện nay, tôi đảm bảo các nhà khoa học không xin được tiền, đề nghị phải đổi mới cái tổ chức thực hiện này. Thay vì các nhà khoa học cứ phải đi xin, họ sẵn sàng bỏ trí tuệ, kinh phí, khi có sản phẩm thì Nhà nước trả tiền”, đại biểu Đinh Ngọc Minh nhấn mạnh.
Một số đại biểu khác cũng đề nghị dự thảo luật cần quy định về cơ chế tài trợ linh hoạt, cho phép các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và các quỹ đầu tư.
Đồng thời, nghiên cứu có quy định để đơn giản hóa thủ tục tài trợ, áp dụng cơ chế “tài trợ theo kết quả đầu ra” và khuyến khích hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Không để lợi dụng cơ chế chấp nhận rủi ro
Đề cập về chấp nhận rủi ro, độ trễ trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị Ban soạn thảo dự án luật quy định rõ ràng việc chấp nhận rủi ro trong hoạt động này như thế nào để tránh các tổ chức, cá nhân lợi dụng cũng như sử dụng ngân sách Nhà nước để thực hiện các đề tài nhưng với mục đích trục lợi.
![]() |
Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) |
Ngoài ra, việc quy định chấp nhận rủi ro, độ trễ trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng cần gắn với trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu.
Cũng liên quan tới việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, đây là điểm mới, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo.
Tuy vậy, vẫn cần có những quy định chi tiết để tránh lạm dụng quy định chấp nhận rủi ro dẫn đến thất thoát ngân sách; đồng thời, nâng cao vai trò của hội đồng, nhất là hội đồng đánh giá, nghiệm thu, chọn đề tài, để bảo vệ tài sản công.
Tương tự, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) đánh giá cao dự thảo luật đã có nhiều điều quy định giao quyền tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu và đánh giá hiệu quả cuối cùng của nghiên cứu.
![]() |
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) |
Tuy nhiên, việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần xem xét quy trình triển khai thực hiện, tránh việc lạm dụng gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng, bản chất của nghiên cứu luôn đi kèm rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ.
Việc chấp nhận rủi ro sẽ tạo động lực phát triển, thay vì tâm lý e ngại khiến các tổ chức và cá nhân không dám thử nghiệm các sản phẩm mới.
Nhiều quốc gia đã có quy định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự cho nhà khoa học nếu thất bại trong nghiên cứu, điều không thể lường trước.
Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh dự thảo luật cần đưa ra tiêu chí rõ ràng để tránh lạm dụng cơ chế. Cụ thể, rủi ro chỉ nên được chấp nhận với các nghiên cứu mang tính đột phá, không cố ý, có ý nghĩa lớn về khoa học hoặc phát triển kinh tế xã hội và không nên áp dụng cho các nghiên cứu gây thiệt hại cho môi trường, sức khỏe cộng đồng hoặc có mức độ đóng góp thấp.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn đề xuất bổ sung quy định yêu cầu các dự án phải có kế hoạch quản lý rủi ro, bao gồm phương án dự phòng, bảo hiểm. Không để cơ chế này trở thành lá chắn cho hành vi thiếu trách nhiệm hay trục lợi.
Tin liên quan
Đọc thêm

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp...

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Những kí ức không quên…
