Tag

Không để lãng phí, tiêu cực khi làm đường sắt tốc độ cao

Giao thông 10/11/2024 08:22
aa
TTTĐ - Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 cơ chế, chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đảm bảo được cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực...
Đường sắt tốc độ cao: Nguồn lực đầu tư không còn là trở ngại Chính sách đặc biệt để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh vừa ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Kết luận nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương; có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến tài chính, ngân sách, nợ công trong điều kiện Việt Nam chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn, trong khi với thực trạng ngân sách hiện nay thì vốn đầu tư chủ yếu sẽ từ nguồn vốn vay.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra hoàn thiện hồ sơ, trong đó lưu ý một số nội dung.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; bổ sung, thuyết minh các phương án so sánh để làm rõ cơ sở lựa chọn hướng tuyến theo đề xuất của Chính phủ.

Không để lãng phí, tiêu cực khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ảnh minh họa

Chính phủ cũng cần đánh giá thêm về diện tích trồng lúa, diện tích rừng phải chuyển đổi và các giải pháp để bảo đảm các chỉ tiêu về đất trồng lúa, tỷ lệ che phủ rừng mà cấp có thẩm quyền đã quyết định; đánh giá tác động của dự án đến môi trường; nghiên cứu thêm về việc bố trí số lượng các nhà ga.

Đồng thời, Chính phủ cũng cần đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ thực hiện dự án để có giải pháp phấn đấu đến năm 2035 cơ bản hoàn thành toàn tuyến; lưu ý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; lựa chọn nhà đầu tư; đáp ứng về công nghệ, nhân lực, vật liệu, nhu cầu điện cho quá trình xây dựng và quá trình khai thác, sử dụng.

Về nguồn vốn thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tổng vốn cho dự án đặc biệt lớn (cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành, khai thác), do đó để đảm bảo khả thi, an ninh tài chính quốc gia, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn, đặt trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực (giao thông, năng lượng...) để có giải pháp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro khi có dự án trong các dự án cần thiết, cấp bách hoặc dự án này không hoàn thành đưa vào sử dụng do thiếu vốn; rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn; rủi ro phụ thuộc quá lớn vào nợ vay nước ngoài, ảnh hưởng đến sự chủ động về tài chính, ngân sách của quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có những chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án. Tuy nhiên, để bảo đảm khả thi và tăng tính thuyết phục, Chính phủ cần rà soát lại 19 cơ chế, chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng, chỉ đưa vào nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, đảm bảo được cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rà soát hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi triển khai thực hiện; tính toán, thuyết minh thêm về công nghệ và chuyển giao công nghệ, từng bước làm chủ công nghệ đường sắt; làm chủ về nguyên vật liệu, các điều kiện đảm bảo khác trong quá trình xây dựng và quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở tính toán, dự báo về nhu cầu vận tải của dự án; rà soát thuyết minh thêm về hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự án và dự thảo nghị quyết về sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan; phạm vi, quy mô đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ; lựa chọn công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thức đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổng mức đầu tư, nguồn vốn; tiến độ và tổ chức thực hiện dự án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ và dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Quốc hội chậm nhất ngày 10/11/2024. Ủy ban Kinh tế hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đọc thêm

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử Giao thông

Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử

TTTĐ - Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội, từ tháng 11/2023 đến nay, sau 1 năm triển khai thí điểm, hơn 16 triệu lượt hành khách đã sử dụng thẻ vé điện tử. Hầu hết hành khách hài lòng với loại hình vé này và mong muốn TP Hà Nội tiếp tục triển khai, mở rộng trên toàn mạng lưới giao thông công cộng.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng?

TTTĐ - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Hải Dương vừa mở thầu đăng ký thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình nằm trong dự án xây dựng nút giao liên thông kết nối Quốc lộ 17B với Quốc lộ 5.
Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc Nhịp điệu cuộc sống

Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc

TTTĐ - Sau nhiều lần sửa chữa, tuyến Quốc lộ 14H qua địa bàn huyện Duy Xuyên lại tái diễn tình trạng "ổ gà", buộc người dân phải vá tạm để lưu thông.
Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng đang lấy ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Nam về phương án quản lý và bàn giao liên quan đến dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn.
Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương Giao thông

Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương, tổng vốn đầu tư 436,3 tỷ đồng.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn Giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn

TTTĐ - Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô, nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội.
Xem thêm