Tag
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng:

Không để việc tiếp dân trở thành hình thức

Thời sự 25/06/2019 13:39
aa
TTTĐ - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, việc giải quyết kiến nghị sau các hội nghị tiếp dân phải được chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, tránh để việc tiếp dân thành hình thức hoặc phong trào.

Không để việc tiếp dân trở thành hình thức

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận tại Hội nghị

Bài liên quan

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn Đoàn đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung ương Trung Quốc

Trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho đồng chí Nguyễn Quốc Triệu

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến giữ chức Trưởng ban Dân vận Thành ủy

Sáng 25/6, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở Thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo và triển khai nghiêm túc, bảo đảm tiến độ các nội dung về thực hiện QCDC theo chương trình công tác đã đề ra, gắn với chủ đề công tác "Năm dân vận chính quyền 2019”, “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tiếp tục được duy trì, nền nếp; đã kiểm tra tại 1 sở và 74 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện, thị xã. Cùng với đó, các đồng chí lãnh đạo Thành phố đã gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với nhiều tầng lớp nhân dân, như: Gặp mặt, đối thoại với 200 đoàn viên, thanh thiếu nhi Thủ đô; gặp gỡ, đối thoại với hơn 1.000 công nhân lao động... Các quận, huyện, thị xã cũng tổ chức 59 hội nghị đối thoại (trong đó có 50 hội nghị đột xuất); cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 243 hội nghị (trong đó có 100 hội nghị đột xuất)...

Bên cạnh những kết quả trên, báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng cho thấy, còn một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở; hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC tại một số địa phương chưa thật sâu sát, công tác kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cấp cơ sở còn hạn chế, chưa chủ động. Công tác nắm bắt dư luận, tình hình bức xúc, nổi cộm của nhân dân ở một số địa phương, cơ sở chưa được sâu sát, kịp thời; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân có nơi, có lúc còn chưa dứt điểm, để vụ việc kéo dài…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, kết quả thực hiện QCDC đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, một số địa phương triển khai công tác GPMB còn chậm, gây bức xúc. Việc giải quyết kiến nghị sau các hội nghị tiếp dân phải được chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, tránh để việc tiếp dân thành hình thức hoặc phong trào. Cùng với đó, những tồn tại, hạn chế phải nêu rõ địa chỉ để khắc phục.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, trước tiên phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở bằng nhiều hình thức, thiết thực và phù hợp với từng nhóm đối tượng; tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện QCDC của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, nhất là trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; gắn QCDC với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố và các cơ quan, đơn vị, nhất là những khâu còn yếu.

Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố nêu rõ, trong thời gian tới, Thành phố sẽ thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở, do vậy, QCDC phải gắn với nội dung này.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện, đặc biệt phải chú trọng khâu giải quyết các kiến nghị của Nhân dân; tiếp tục triển khai công tác kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở...

Đọc thêm

Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng? Tin tức

Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng?

TTTĐ - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, việc giữ Thanh tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức ngành dọc của các ngành này.
Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo Tiêu điểm

Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo

TTTĐ - Nhiều trường học ở Yên Bái đã nhạy bén chính trị, có nhiều giải pháp tuyên truyền về vấn đề sáp nhập tỉnh nhằm trang bị kiến thức, bản lĩnh cho học sinh.
Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang Tin tức

Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, sẽ rất khó để có thể bắt quả tang khi thanh tra có kế hoạch và rầm rộ thông tin trước đó...
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội Tin tức

Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua nhà ở xã hội như các đối tượng hiện nay chúng ta đang áp dụng.
Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử Tin tức

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp Tin tức

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngày 21/5 ký ban hành Văn bản số 2088/UBND-KT về việc triển khai chuyển tiếp các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp.
Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch Thời sự

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

TTTĐ - Sáng 21/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.
Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Tin tức

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

TTTĐ - Sáng 21/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới Tin tức

Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

TTTĐ - Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 vào Chủ nhật ngày 15/3/2026.
Xem thêm