Tag

Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh lý giải việc xử lý tin báo động vật hoang dã thấp nhất cả nước

Môi trường 11/08/2023 10:44
aa
TTTĐ - Dân số đông, mật độ giao thông dày đặc, địa bàn rộng, thông tin phản ánh không đúng địa chỉ, nguồn tin cũ, các đối tượng buôn bán động vật hoang dã hoạt động tinh vi, có lực lượng cảnh giới… là những nguyên nhân khiến TP Hồ Chí Minh khó khăn trong việc xử lý tin báo về động vật hoang dã.
Bắt giữ nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ các sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm Kiểm tra, xử lý 27 cơ sở có dấu hiệu buôn bán, giết mổ động vật hoang dã TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ xử lý thành công tin báo về động vật hoang dã thấp

Ông Nguyễn Trung Trực, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2022, Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận 113 tin báo liên quan đến động vật hoang dã từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).

Qua đó, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, xử lý 113 tin, tỷ lệ 100%; Trong đó số tin báo chính xác là 62 tin, tỷ lệ 54,9%; Thực hiện tiếp nhận, chuyển chăm sóc, cứu hộ 349 cá thể động vật hoang dã.

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm đã thực hiện tiếp nhận 203 cá thể động vật hoang dã để chăm sóc, cứu hộ thả về tự nhiên theo quy định.

Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh lý giải việc xử lý tin báo động vật hoang dã thấp nhất cả nước
Ông Nguyễn Trung Trực, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh thông tin về tình hình động vật hoang dã trên địa bàn thành phố

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh, do dân số đông, mật độ giao thông dày đặc, địa bàn rộng nên phải mất nhiều thời gian cho việc tiếp cận xử lý thông tin, dẫn đến một số thông tin khi tiến hành kiểm tra không chính xác.

Mặt khác, qua xác minh, xử lý các thông tin, đơn vị nhận thấy một số tin phản ánh không đúng địa chỉ, nguồn tin cũ, cùng nội dung nhưng phản ánh nhiều lần.

Các đối tượng bày bán động vật hoang dã trên các tụ điểm, tuyến đường giao thông… hoạt động rất tinh vi, có lực lượng cảnh giới, khi phát hiện lực lượng chức năng sẵn sàng chống đối, tẩu thoát gây mất an toàn giao thông.

Liên quan đến thực trạng buôn bán động vật hoang dã tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, ông Trực cho hay, nhiều năm trước người dân thường nuôi động vật hoang dã làm cảnh, làm thú cưng không vì mục đích thương mại. Qua tuyên truyền, đa số người dân đã ý thức bảo vệ động vật hoang dã nên đã chuyển giao cho cơ quan chức năng cứu, thả.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân mang thú vào các cơ sở thờ tự để phóng sinh hoặc tự ý thả ra ngoài khu dân cư. Thực tế vẫn còn tình trạng người dân bày bán động vật hoang dã trên một số tuyến đường giao thông.

Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh lý giải việc xử lý tin báo động vật hoang dã thấp nhất cả nước
Rùa được nuôi nhốt tại một cơ sở thờ tự (Ảnh: ENV)

Nhiều năm qua, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, làm việc với các cơ sở thờ tự để vận động, tiếp nhận động vật hoang dã, cứu hộ thả về môi trường tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia; Truy quét các tụ điểm mua, bán động vật hoang dã trên các tuyến đường.

“Nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nói trên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần sự chủ động, phối hợp chặt chẽ của trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý”, ông Trực nhấn mạnh.

Trước đó, năm 2021, UBND TP Hồ Chí Minh đã có công văn về việc tăng cường biện pháp quản lý động vật hoang dã trên địa bàn. UBND thành phố yêu cầu phải tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân không mua, bán, nuôi, nhốt, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm của động vật hoang dã; Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ về hoạt động gây, nuôi động vật hoang dã và các nhà hàng, quán ăn có thực đơn quảng cáo các sản phẩm, món ăn được chế biến từ động vật hoang dã; Lập cơ sở dữ liệu về các cơ sở nuôi sinh sản, sinh trưởng vì mục đích thương mại các loài động vật hoang dã thuộc danh mục loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định hiện hành…

Báo cáo từ ENV cho thấy, trong năm 2022, cả nước có khoảng 1.153 vụ việc liên quan đến động vật hoang dã được người dân báo cáo. Tỷ lệ cơ quan trức năng phản hồi báo cáo trung bình trên cả nước khoảng 97,7%. Tỷ lệ xử lý thành công các vụ việc về động vật hoang dã nói chung 32,7% và tỷ lệ xử lý thành công vụ việc liên quan đến động vật hoang dã còn sống là 34,8%. Cả hai chỉ số đều tăng so với năm 2021, tuy nhiên còn thấp so với năm 2019 và năm 2020.

Năm 2022, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương ghi nhận số lượng vụ việc về động vật hoang dã do người dân thông báo nhiều nhất trên cả nước. Trong đó TP Hồ Chí Minh là 444 vụ và Hà Nội là 113 vụ.

Tuy nhiên trong năm qua, các cơ quan chức năng ở TP Hồ Chí Minh chỉ xử lý thành công 16,9% các vụ việc về động vật hoang dã do người dân thông báo. Tỷ lệ xử lý thành công các vụ liên quan đến động vật hoang dã còn sống cũng chỉ đạt 18,1%. Các tỷ lệ này tại Hà Nội lần lượt là 28,3% và 32,8%.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm