Tag

Kiên quyết xử lý dứt điểm những vụ việc xâm hại hệ thống đê điều

Môi trường 04/11/2022 07:28
aa
TTTĐ - Nhằm bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai, thực hiện nghiêm quy định pháp luật, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải kiên quyết xử lý dứt điểm những vụ việc xâm hại hệ thống đê điều.
Bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ Sớm bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống công trình phòng chống thiên tai Đảm bảo an toàn đê điều, ứng phó bão Noru Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại 3 tỉnh miền Trung Xử lý vi phạm pháp luật đê điều: Thường xuyên, liên tục, có tính răn đe

Xuất hiện nhiều sự cố an toàn đê điều

Thời gian gần đây, nhiều tuyến đê trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện sự cố sạt lở, sụt lún, đe dọa an toàn công trình phòng, chống thiên tai.

Tại huyện Thường Tín, một trong những huyện có số vụ vi phạm pháp luật đê điều lớn nhất thành phố hiện đang tồn tại 13 vụ, trong đó có 4 vụ vi phạm nghiêm trọng đã được Thanh tra thành phố kết luận và kiến nghị xử lý.

Đó là trường hợp Công ty Cổ phần Chế tạo máy Hồng Hà; Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phong Cảnh; Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất Hoàng Gia; Hộ ông Phạm Văn Bẩy đã có hành vi xây dựng công trình nhà xưởng, lắp dựng trạm trộn bê tông, tập kết vật liệu xây dựng với quy mô lớn trên bãi sông, ảnh hưởng an toàn đê điều và khả năng thoát lũ sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn các xã: Ninh Sở, Thống Nhất, Vạn Điểm.

Trong khi các vụ việc trên chưa xử lý dứt điểm, các xã: Ninh Sở, Hồng Vân tiếp tục để phát sinh 9 vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng, như: Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và trên đất nông nghiệp với quy mô lớn...

Kiên quyết xử lý dứt điểm những vụ việc xâm hại hệ thống đê điều
Thời gian gần đây, nhiều tuyến đê trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện sự cố sạt lở, sụt lún, đe dọa an toàn công trình phòng, chống thiên tai

Theo Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Thường Tín Phùng Văn Thạch, khi phát hiện vi phạm, đơn vị đã phối hợp UBND các xã, đơn vị liên quan thiết lập và gửi hồ sơ vi phạm hành chính về lĩnh vực đê điều đến các cấp chính quyền địa phương để xử lý theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, các vi phạm nêu trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Liên quan đến vấn đề này, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Nguyễn Thanh Hưng cho biết, từ năm 2021 đến nay, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành 28 văn bản chỉ đạo các xã ven đê tập trung kiểm tra, ngăn chặn và xử lý dứt điểm những vụ việc vi phạm pháp luật đê điều, phòng chống thiên tai, quản lý đất bãi sông. UBND huyện đã phối hợp cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đê điều, đất đai...

Giải thích về việc để xảy ra nhiều vụ việc và chậm xử lý vi phạm, lãnh đạo các xã: Ninh Sở, Hồng Vân, Vạn Điểm, Thống Nhất cho rằng nguyên nhân là do địa phương có nhiều khu dân cư tồn tại lâu đời ngoài bãi sông, ven đê. Nhu cầu của người dân trong sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, xây mới nhà ở, mở rộng mặt bằng phát triển ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng lớn. Hơn nữa, một số trường hợp vi phạm pháp luật đê điều đồng thời vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng gây khó khăn, lúng túng cho chính quyền địa phương...

Xử lý nghiêm, dứt điểm những vụ việc vi phạm

Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh 66 vụ vi phạm pháp luật đê điều. Mặc dù các cấp, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc xử lý nhưng 10 tháng vừa qua, các địa phương mới xử lý được 19 vụ; Trong đó có 12 vụ phát sinh trong năm 2022 và 7 vụ phát sinh trước năm 2021. Như vậy, tính từ năm 2019 đến nay, các quận, huyện, thị xã chưa xử lý dứt điểm gần 200 vụ. Hiện, các địa phương còn nhiều vụ vi phạm chưa xử lý dứt điểm là: Thường Tín (55 vụ), Ứng Hòa (37 vụ), Ba Vì (24 vụ), Sóc Sơn (11 vụ)…

Liên quan đến vấn đề chậm xử lý vi phạm, đại diện các huyện nêu trên cho biết, nguyên nhân là do nhiều vi phạm đê điều cũng là vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng; hơn nữa, nhiều công trình vi phạm đê điều có nguồn gốc đất thổ cư đã được cơ quan thẩm quyền cấp “sổ đỏ”… Do vậy, các địa phương cần nhiều thời gian để xác minh nguồn gốc đất đai, thiết lập hồ sơ, thực hiện các trình tự pháp luật xử lý vi phạm…

Kiên quyết xử lý dứt điểm những vụ việc xâm hại hệ thống đê điều
Phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) xử lý vi phạm đổ đất, tôn nền tại khu vực bãi sông Hồng

Để bảo đảm an toàn hệ thống công trình phòng, chống thiên tai, thực hiện nghiêm quy định pháp luật đê điều, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát vụ việc vi phạm còn tồn đọng, chưa xử lý triệt để; Tổ chức đợt cao điểm xử lý, giải tỏa vi phạm pháp luật đê điều.

Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu kiên quyết, xử lý nghiêm, dứt điểm những vụ việc vi phạm tồn đọng thuộc địa bàn quản lý theo thẩm quyền quy định pháp luật. Các quận, huyện, thị xã phải báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội trước ngày 15/11 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố…

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã xử lý, giải tỏa, vi phạm pháp luật về đê điều…

Đê điều là công trình đặc biệt quan trọng trong phòng, chống thiên tai, nhất là trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường. Vì vậy, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo trên của UBND thành phố…

Đọc thêm

Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai Môi trường

Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai

TTTĐ - Ngày 28/4, tại TP Tuy Hòa, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo về ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai.
Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Môi trường

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 28/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai trên địa bàn TP.
Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa Xã hội

Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 28/4, không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới nước ta.
Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường Môi trường

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 27/4, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường ngày "Cuối tuần xanh", hưởng ứng phong trào thi đua "Sáng - xanh - sạch - đẹp".
Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4 Môi trường

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Hòa chung không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương làm tốt công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tạo diện mạo khang trang, rực rỡ phục vụ Nhân dân Thủ đô chào mừng ngày lễ.
Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông Môi trường

Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, nhiều vùng trên cả nước ngày có mây, chiều tối mưa, rải rác có dông.
Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn Xã hội

Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn

TTTĐ - Nhà thầu Đạt Phương sử dụng vật liệu phong hóa để san lấp mố cầu Văn Ly và đường dẫn tại Gò Nổi, thị xã Điện Bàn.
Một số khu vực có nắng nóng gay gắt Môi trường

Một số khu vực có nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu Môi trường

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu

Tối 23/4 theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải Xã hội

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Xem thêm