Tag

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

Nghệ thuật 11/04/2025 11:29
aa
TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Ra mắt cuốn sách kể chuyện lịch sử Hà Nội qua những công trình kiến trúc Thấy gì từ cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt Pháp”? Cần tích hợp những giá trị, chuẩn mực về văn hóa, kiến trúc… trong phát triển đô thị

Theo truyền thuyết, khoảng đầu thế kỷ XVII, một cung phi sau khi được ra khỏi cung cấm, đi thuyền xuôi theo dòng sông Đáy đến đây, thấy vị trí đắc địa, phong cảnh đẹp đẽ liền dừng lại, xây dựng nên ngôi chùa và đặt tên là Linh Châu tự.

Đồng chí Trần Văn Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức trao Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố cho chùa Bãi “Linh Châu tự” (Ảnh: CQĐTHĐ)
Đồng chí Trần Văn Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức trao Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố cho chùa Bãi “Linh Châu tự” (Ảnh: CQĐTHĐ)

Từ khi khởi dựng cho đến ngày nay, chùa đã trải qua nhiều thay đổi, trùng tu, đến triều Khải Định chùa được tu sửa lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay.

Không chỉ là công trình sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, trong chiến tranh chùa Bãi là nơi sơ tán của bệnh viện Việt Đức, nơi ẩn nấp của quân dân trong những trận càn của địch.

Hòa bình lập lại, ngôi chùa lại trở về với giá trị nguyên bản, nơi cố kết cộng đồng, thể hiện những mong cầu cho cuộc sống yên bình, tốt đẹp. Có thể nói trong suốt tiến trình hình thành và tồn tại, chùa Bãi “Linh Châu tự” không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ mà còn đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện rõ nét tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời.

Chùa Bãi “Linh Châu tự” tuy có lối kiến trúc đơn giản nhưng hệ thống tượng Phật bên trong di tích còn lưu giữ được thể hiện đậm nét phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Đặc biệt, hệ thống tượng hộ pháp, tam thế, quan âm chuẩn đề, tượng cửu long, đức ông… được tạo tác tỉ mỉ, chau chuốt, sống động.

Các hệ thống hiện vật, đồ thờ như hoành phi, câu đối, bát hương phong phú về kiểu dáng, chất liệu khiến di tích như một bảo tàng thu nhỏ, thể hiện đậm nét văn hoá dân gian xứ Đoài.

Chùa Bãi còn giữ được những nét cổ kính với kiến trúc độc đáo
Chùa Bãi còn giữ được những nét cổ kính với kiến trúc độc đáo

Với những giá trị lịch sử đó, ngày 26/3/2021 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật chùa Bãi “Linh Châu tự”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của toàn thể Nhân dân địa phương, là sự ghi nhận, tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật của di tích và thể hiện sự thành kính, tri ân hàng bao thế hệ đã gìn giữ di tích cho đến ngày nay.

Phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, đồng chí Nguyễn Trung Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức đề nghị Đảng bộ, chính quyền xã Dương Liễu tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của Nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa di tích chùa Bãi “Linh Châu tự”.

Đặc biệt cần tăng cường bảo vệ cảnh quan, không gian di tích; cùng chung tay để di tích ngày một khang trang, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sinh hoạt tâm linh của Nhân dân địa phương cũng như trong khu vực; xa hơn nữa chùa Bãi sẽ trở thành điểm đến du lịch, nơi tham quan, học tập của du khách trong và ngoài huyện.

Đọc thêm

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất Nghệ thuật

Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Công nghệ hiện đại, âm thanh vòm Soundscape, ánh sáng Laser, 3D mapping cùng những màn nghệ thuật ấn tượng sẽ tái hiện những trận đánh lịch sử, những đoàn quân oai hùng hành quân qua sông, đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc Lập, đến khung cảnh hân hoan ngày non sông thống nhất. Với khoảng 800 nghệ sĩ tham gia, chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường Nghệ thuật

Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường

TTTĐ - Kết thúc 3 năm thí điểm, đề án sân khấu học đường sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện và bài bản tại các trường tiểu học, THCS công lập, dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội vào giai đoạn 2025 - 2030.
Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025 Nghệ thuật

Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025

TTTĐ - Tối 7/4, lễ khai hội Tiên La năm 2025 tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã được UBND huyện Hưng Hà trang trọng tổ chức.
Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình Nghệ thuật

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình

TTTĐ - Tối nay (7/4), chương trình khai mạc hội Tiên La sẽ diễn ra tại đền Mẫu Tiên La thuộc địa phận xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Báo Thái Bình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Pháp Luật cùng và các nền tảng số.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng Văn hóa

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

TTTĐ - Lễ hội Tiên La năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/4 (tức ngày 10 - 14/3 năm Ất Tỵ). Hiện nay, công tác chuẩn bị của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã hoàn tất, sẵn sàng để lễ khai hội diễn trang trọng và hấp dẫn Nhân dân, du khách.
"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam Nghệ thuật

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

TTTĐ - Với chủ đề “Kiều bào đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới”, chương trình "Xuân quê hương năm 2025" tại Đông Bắc Thái Lan nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu bật thành tựu của đất nước và sự phát triển của cộng đồng kiều bào.
Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Văn hóa

Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghệ thuật Lân, sư, rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh công nhận xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa.
Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia Văn hóa

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

TTTĐ - Lễ hội điện Huệ Nam là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người dân thành phố Huế, chính thức đón nhận danh hiệu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm