Kinh doanh gốm "bình dân" Shino của Nhật nguồn thu lớn cho start-up
Đa dạng các sản phẩm gốm tại cửa hàng Gốm Nhật Shino tại Bà Triệu (Hà Nội)
Dòng gốm giá rẻ "được lòng" các bà nội trợ Việt Nam
Tại Hà Nội, chuỗi những cửa hàng kinh doanh gốm sứ Shino Nhật Bản gần đây xuất hiện khá nhiều. không phụ lòng người tiêu dùng, Mặt hàng này rất đa dạng từ các loại tô chén đến ấm trà, bình hoa, đĩa đủ kích thước lớn, nhỏ đủ cả. Chúng được làm từ men tuyết hoặc men rạn, phục vụ nhu cầu sưu tập theo bộ, trang trí phòng, quà tặng cho người thân…
Do được làm bằng tay, tỷ mỷ và kỳ công kết hợp với chất men bắt mắt và bí quyết gia truyển của những làng nghề thủ công Nhật Bản nên không thể lẫn vào các sản phẩm gốm khác.
Mặt hàng này thường được nhập nguyên lô từ Nhật Bản. Chúng là những sản phẩm thanh lý, hàng đã qua sử dụng hoặc từ những người sưu tầm nhiều nên bán lại nên có mức giá rất rẻ. Một số sản có kích cỡ vừa phải, nhỏ nhắn có giá chỉ vài chục nghìn đồng, các loại bình hoa, đĩa cỡ lớn có giá trên 100.000 đồng/sản phẩm hoặc từ 500.000 đồng/bộ.
Các mặt hàng gốm được bày bán tại cửa hàng Gốm Nhật Shino |
Chị Mai Chi (Quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Tôi sưu tập sản phẩm gốm Shino của Nhật hơn hai năm rồi. Việc sưu tập cũng tốn công lắm vì nhiều món phải theo bộ, theo cặp nên phải lùng kiếm cho bằng được. Các cửa hàng bán gốm loại này ở Hà Nội cũng xuất hiện khá nhiều, nếu mình không có thời gian chọn lựa ở cửa hàng thì có thể tìm mua hàng online trên ứng dụng thương mại điện tử như: Shopee. Giá cả những món đồ gốm Shino rất rẻ, chất men lại đẹp, kiểu dáng bắt mắt, đáng yêu dù không quá cầu kỳ, bóng bẩy như gốm sứ Trung Quốc”.
Nhờ kiểu dáng đa dạng, tinh tế, chất liệu gốm an toàn khi sử dụng nên sản phẩm gốm Shino rất "được lòng" các bà nội trợ hiện nay. Ngoài vật dụng hàng ngày, tiệm còn có các món trang trí như bình rượu sake mô phỏng hình dáng ngôi nhà, đĩa vẽ hoa văn hoặc cách điệu nhiều hình thù lạ mắt, tô chén in hình búp bê bằng kỹ thuật in ba chiều. Nhiều cửa hàng còn có dụng cụ gác đũa hình lá tre, khúc gỗ. Tùy sản phẩm, chúng có giá từ 30.000 đồng/cái hoặc 300.000 đồng đến 1 triệu đồng/bộ.
Trên trang web gomnhat.com, dogomnhatban.com, các trang Facebook như: Shop gốm Nhật, Gốm Nhật Shino, Chợ gốm sứ Nhật, các mặt hàng gốm sứ cũng không kém phần đa dạng. Người mua có thể xem hình rồi đặt hàng nhanh chóng với các loại tô chén, ly, đĩa, khay mứt… Ngoài ra, những trang này còn nhận đặt hàng với số lượng vài trăm sản phẩm.
Khởi nghiệp với gốm sứ Shino
Trần Quý Nam, chàng trai Hà thành sinh năm 1987 tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, với sự thông minh, năng động, nhạy bén, chỉ sau 7 năm kể từ ngày ra trường, anh trở thành giám đốc bộ phận tại những tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, trong một lần tình cờ cùng bạn đến cửa hàng Gốm Nhật Shino để mua đồ, anh Nam bị choáng ngợp bởi sự tinh tế và đa dạng của một loại hình nghệ thuật khá mới mẻ. Sự chau chuốt, đơn giản nhưng tinh tế, sang trọng của gốm Nhật đã chinh phục anh. Anh bắt đầu kinh doanh sản phẩm này.
Với sự hỗ trợ từ Gốm Nhật Shino - Tập đoàn Gốm sứ Nhật bản, anh Nam đã nhanh chóng xây dựng được cửa hàng đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Trần Quý Nam cho biết, mỗi ngày hai cửa hàng của anh đón tiếp khoảng hơn 200 lượt khách tới xem và mua hàng. Ngoài ra, lượng khách đặt hàng qua mạng xã hội như Facebook, Shopee cũng khoảng 300 đơn và có xu hướng ngày càng tăng lên. Anh Nam chia sẻ bản thân không nghĩ kinh doanh gốm Nhật lại thuận lợi đến thế. Theo anh Nam, thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội khai thác vì nhu cầu khách hàng chơi và sưu tầm gốm Nhật ngày càng tăng cao.
Ngoài anh Trần Quý Nam, nhiều bạn trẻ cũng chọn kinh doanh sản phẩm gốm Nhật và bước đầu đạt được thành công trên con đường khởi nghiệp trong thời gian ngắn. Du nhập vào Hà Nội khoảng 3 năm trước, Gốm Nhật dần nhận được sự yêu thích của nhiều khách hàng ở nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau. Hiện nay, sản phẩm của Tập đoàn Gốm sứ Nhật Bản của anh Nam đang được cung ứng cho toàn bộ thị trường toàn quốc
Từ những bộ chén đĩa, ly tách được thiết kế độc đáo và cá tính cho đến các loại bình hoa, chóe với hoa văn mang đậm nét văn hóa của xứ sở Phù Tang.
Thế giới gốm Nhật Shino đều mang một gam màu trầm, không quá sặc sỡ, nhìn quý tộc, sang trọng nhưng vẫn rất mộc mạc. Đặc biệt, có những chiếc ly, đĩa… méo mó, trông như bị nứt, thậm chí bề mặt có lỗ nhỏ khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Đó là dòng gốm Shino được những người sành gốm thích nhất. Người Nhật thường thích tạo ra sản phẩm phi tỷ lệ, không theo khuôn khổ nào. Mặt khác, chỉ bằng kỹ năng nung và trộn đất sét, không phải vẽ, họ tạo ra những hình dáng đặc biệt trên bề mặt gốm và màu sắc dịch chuyển, nên những người sành rất ưa thích dòng ốm đặc biệt này. Điểm thú vị của gốm Nhật còn ở sự tiết chế tối đa màu sắc trên men nhằm để lộ chất đất nên các sản phẩm nhìn tưởng “cổ” nhưng thật ra đều là hàng mới sản xuất.
Một trong nhiều lý do khiến Shino nhận được sự yêu mến đó là giá cả khá “bình dân”. Nếu như trước đây, người chơi gốm phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, đôi khi là 500.000VND cho một chiếc cốc (do phải mua trực tiếp từ lò gốm bên Nhật nên giá thành rẻ hơn nhiều lần) ngày nay chỉ cần 50.000 đồng cũng có thể sở hữu được
So với các dòng sản phẩm khác, gốm Nhật Shino có chuyên dòng mộc, vẽ tay, cho dù có hàng triệu mẫu mã nhưng mỗi sản phẩm chỉ có vài chiếc.
Do việc kinh doanh gốm Nhật thuận lợi nên hiện nay nhiều cửa hàng trộn lẫn các loại gốm xuất xứ khác nhau khiến cho người mua khó chọn được sản phẩm chất lượng.
Theo kinh nghiệm của các chủ cửa hàng kinh doanh gốm sứ Shino, người mua có thể phân biệt gốm Nhật bằng một số phương pháp. Các sản phẩm khi nhập từ Nhật về đều có triện phía dưới bằng tiếng Nhật. Ngoài ra, khách hàng đã có kinh nghiệm sẽ chú ý tới độ sáng mịn của men gốm, trọng lượng sản phẩm, quen thuộc với nét vẽ, màu sắc đặc trưng và đọc được các con dấu riêng biệt của các dòng gốm sứ Nhật. Bên cạnh đó, khách hàng nên lựa chọn các cửa hàng kinh doanh uy tín, chất lượng để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.