Kinh ngạc vì nhiều tình tiết kỳ lạ với tiểu thuyết "Donald Trump và cô bé Sài Gòn" của Đạo diễn Lê Hoàng
|
Cuốn sách là một tiểu thuyết hấp dẫn, lôi cuốn, được viết bằng văn phong tự nhiên hài hước, sâu cay theo kiểu của Lê Hoàng khi viết báo. Anh cũng cho thấy kiến thức hiện đại về những vấn đề như Facebook, thời sự chính trị của các quốc gia liên quan đến Hoa Kỳ, chuyện khủng bố, tính cách và cuộc sống của Donal Trump...
![]() |
Donald Trump và cô bé Sài Gòn là câu chuyện ly kỳ. Bắt đầu với nhân vật Phạm Ngọc Lưu Ly hay Ly Cún, một cô bé 17 tuổi đang học lớp 12, xinh xắn và thông minh. Vì giỏi tiếng Anh, cô bé làm thêm công việc dọn phòng ở 1 khách sạn năm sao. Một lần tình cờ, Lưu Ly phát hiện ra vị khách ngụ trong căn phòng cô đang dọn là tổng thống Donald Trump. Thích tính tình hồn nhiên và sự thông minh của Lưu Ly, Trump đề nghị được kết bạn với cô. Trong vai một người Ấn Độ, tổng thống Trump đã cùng cô gái Sài Gòn Ly Cún trải qua nhiều hành trình ly kỳ từ việc tham quan Sài Gòn.
Hành trình của Donald Trump diễn tiến đầy bất ngờ, nhất là khi ông quyết định bán bắp xào ngay trước cổng trường của Lưu Ly, cũng như tạo cảm hứng cho lớp 12 của cô tổ chức một cuộc thi học sinh thanh lịch khác thường và ông cũng là một giám khảo. Trump đồng hành và hỗ trợ nhiều cho Ly Cún và ngược lại, Lưu Ly đóng góp rất nhiều trong việc hỗ trợ Donald Trump chuyện chính trường. Nhưng trên hết, tổng thống Mỹ xem cô bé là một người bạn đích thực.
Đây thực sự là một tiểu thuyết hấp dẫn, hứa hẹn sẽ chinh phục độc giả Việt Nam vì tính hóm hỉnh, ngụ ý về rất nhiều vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay qua cái nhìn châm biếm nhẹ nhưng thực tế: cách giáo dục trong trường phổ thông, các cuộc thi sắc đẹp, thời sự liên quan đến tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam... Lối viết đặc biệt thông minh đầy bất ngờ, nhất là trong đối thoại của Lê Hoàng cũng là một điểm rất lôi cuốn của tiểu thuyết.
|
Tác phẩm khiến phần nào liên tưởng đến tiểu thuyết nổi tiếng Ông trăm tuổi leo qua cửa sổ và biến mất của Jonas Johanson. Dù không hoàn toàn tương đồng và cách viết của Lê Hoàng cũng nhẹ nhàng hơn, nhưng đây sẽ là tiểu thuyết dành cho những độc giả thích loại sách fiction, giàu tưởng tưởng và chấp nhận hư cấu tuyệt đối.
Là người nổi tiếng triết lý và không chịu thua cuộc trong bất kỳ cuộc tranh luận nào nói về nền giáo dục Việt Nam, khi quyết định chọn thể loại hư cấu để thử sức, đạo diễn cho biết, anh đã chuẩn bị tâm lý đón nhận phản ứng. Theo Lê Hoàng, anh chọn lối hư cấu là vì không cần thiết vấn đề sáng tác phải thật. Điện ảnh Mỹ đứng đầu thế giới vì đa số phim bom tấn của nó là phim viễn tưởng. Trường hợp của Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao là ví dụ. “Văn học không cần miêu tả cái có thật, văn học chỉ cần miêu tả ước mơ có thật. Những người muốn làm tổng thống và nếu như họ nghĩ rằng gặp tổng thống, mình vẫn có giá trị riêng sẽ mua sách của tôi”, Lê Hoàng tự tin nói vậy.
|
Trong buổi ra mắt sách, đối thoại với Lê Hoàng là diễn viên Lan Phương. Mai Lan trong Cô gái xấu xí là một trong những người đầu tiên đọc tập sách này và than… nhức đầu vì cuốn sách có nhiều triết lý bất ngờ.
Một đạo diễn, một diễn viên, cả hai đã có những tranh luận sôi nổi về sự phi lý trong văn học. Là người đọc sách từ nhỏ, Lan Phương ấn tượng với sự phi lý của Hoàng tử bé và rung động với từng câu chữ trong tác phẩm. Do đó, cô chưa bị thuyết phục bởi sự phi lý mà đạo diễn Lê Hoàng mang đến độc giả lần này. Đến với buổi giao lưu, diễn viên Lan Phương đã có một trận “khẩu chiến” duyên dáng với đạo diễn Lê Hoàng trên sân khấu. Kẻ tám lạng, người nửa cân, câu chuyện của hai nhân vật đã góp phần mang đến độc giả những thông tin thú vị về văn, về đời. Những thông tin hậu trường như vì sao Lê Hoàng mạnh dạn đưa Donald Trump về Việt Nam bán bắp xào cũng được hé lộ.
|
Đón nhận tác phẩm, người đọc có thể hoặc không chấp nhận được lối tưởng tượng, hư cấu của đao diễn Lê Hoàng nhưng chắc chắn không thể nào phủ nhận sự duyên dáng, hài hước lẫn sâu cay đặc trưng của Lê Thị Liên Hoan trong tác phẩm.
Lê Hoàng (sinh năm 1956 tại Hà Nội) là một đạo diễn điện ảnh của Việt Nam. Anh được biết đến từ thập niên 1990 trong vai trò đạo diễn của những bộ phim mang tính nghệ thuật nghiêm túc như Lưỡi dao hay Ai xuôi vạn lý, nhưng chỉ trở nên thật sự nổi tiếng với bộ phim Gái nhảy, một bộ phim giải trí thuần túy. Anh cũng tham gia viết bài cho một số báo như Tuổi trẻ Cười, Thể thao & Văn hoá... Các bài viết của anh thường ký bút danh theo tên vợ là Lê Thị Liên hoan và viết theo phong cách phỏng vấn giả tưởng, châm biếm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhà báo Tô Đình Tuân ra mắt sách "Dấu ấn 30 năm nghề báo"

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo

“Bóng tàu qua phố” - Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai

“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025

Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi
